Kỳ 4: Những hình khắc bí ẩn trên vách đá
Như đã nói ở kỳ trước, khi nạo vét sông Sào Khê và khu Tràng An (Ninh Bình), tổ nạo vét gặp vô số điều kỳ lạ, chủ yếu là xương người, xương các loại động vật lớn, nhiều vật dụng, cả đống tiền cổ… khiến ai nấy phải dựng tóc gáy. Tuy nhiên, chỉ đến khi dàn máy móc hút bùn, nạo vét lòng sông Sào Khê tiến vào sát cửa hang Luồn, thì sự thực về trận đồ trấn yểm mới lộ rõ.
Ông Son giới thiệu những cổ vật thu được từ cửa hang Luồn khi nạo vét sông Sào Khê
Theo lời ông Son, kể từ khi phát hiện ra trận pháp, ông có cảm giác rất lạ, ông thấy mình phải có trách nhiệm để trông coi, giữ gìn long mạch thiêng liêng này. Ông để lại dự án Tràng An cho người em, là ông Nguyễn Xuân Trường xây dựng, quản lý, ông về Tràng An Cổ, huyệt mạch quốc gia để xây dựng lại cơ nghiệp, nhằm bảo vệ trần đồ trấn yểm kỳ bí này.
Ông Son tin rằng, đoạn sông Sào Khê chảy qua hang hang Luồn chính là huyệt mạch trọng yếu của quốc gia, nơi quan trọng nhất của nhà Đinh, và cũng là nơi tổ tiên ông đã đổ máu, dựng nghiệp, rồi sinh sống đến tận bây giờ.
Theo ông Son, sông Sào Khê khi xưa to, nước sâu, chứ không nhỏ và cạn nước như bây giờ. Mùa lũ, nước từ sông Đáy thốc vào, nước dâng cao chảy cuồn cuộn.
Chỉ có con đường duy nhất vào Tràng An là đường thủy, trên sông Sào Khê, xuyên qua hang Luồn. Cả con sông đã chảy qua lòng quả núi.
Nơi đây bốn bề núi cao hiểm trở, các dãy núi là tường thành tự nhiên, dễ phòng thủ, khó tấn công, nên vua Đinh, rồi nhà Tiền Lê đã chọn làm nơi dựng nghiệp.
Hang Luồn nhìn từ bên trong
Chèo thuyền đến cửa hang Luồn, ông Nguyễn Văn Son dừng thuyền, chỉ cho tôi xem những hình khắc khá nhỏ trên vách đá mái hang giữa sông.
Ông Son kể, ngày xưa, vách đá này có nhiều chim làm tổ, ông cùng đám trẻ trong làng thường bơi dưới sông, bốc bùn ném trúng tổ chim, để chim non rơi xuống đem về nuôi. Ông đã phát hiện những hình khắc kỳ lạ đó, tuy nhiên, ông không biết là thứ gì.
Khi việc nạo hút đoạn hang Luồn gặp nhiều sự cố, ông Son mới để ý đến những hình khắc này. Ông tìm lại sách cổ, rồi gặp các chuyên gia phong thủy, chuyên gia văn hóa cổ, thì thấy rằng, những hình khắc như trên vách đá thường được sử dụng trong các lễ trấn yểm, hoặc cầu siêu, giải oan của người xưa.
Bia đá đề thơ của chúa Trịnh Sâm
Theo đó, con sông Sào Khê thực tế tên là Tào Khê (đặt tên theo con sông Tào Khê nổi tiếng linh thiêng của Trung Quốc). Khê có nghĩa là con ngòi luồn lách qua khe núi.
Theo mô tả của cuốn sách cổ trên, thì Sào Khê chính là Tiểu Hoàng Long (rồng nhỏ), còn sông Hoàng Long là Đại Hoàng Long (rồng lớn). Sông Sào Khê dẫn nước từ sông Đáy, luồn lách qua các hang động, núi đá, rồi đổ ra sông Hoàng Long.
Hình tháp kính thiên trên vách đá, ngay trên cửa hang Luồn
Hình bùa linh phù ông Son chụp lại treo lên vách đá để mọi người nhìn rõ
Một nhà ngoại cảm nổi tiếng về cửa hang Luồn, cũng khẳng định như vậy. Nhà ngoại cảm này còn mô tả kỹ lưỡng trận pháp dưới lòng sông, mà theo ông Son, sau này đào lên, mọi thứ đều đúng như mô tả (?!).
Nhà ngoại cảm nọ còn tả lại cảnh tượng làm lễ trấn yểm kéo dài từ thời Đinh sang tận thời Lê. Theo đó, mỗi khi xuất quân, vua Đinh và vua Lê đều bái lễ ở cửa hang Luồn. Thắng trận cũng về đây làm lễ, rồi thả đèn, nến, vàng hoa trên sông Sào Khê, trôi qua hang Luồn sáng rực.
Rất nhiều tiền cổ thu được ở sông Sào Khê
Những hình khắc bao gồm: Tháp kính thiên, cá phóng sinh, đài sen, ngọn lửa, đạo linh phù. Những hình khắc này tập trung ở mái đá ngay cửa hang Luồn, không phát hiện ở nơi nào khác. Dựa vào độ mòn, các nhà khoa học cũng khẳng định các hình khắc có tuổi đời rất lâu.
Hình khắc Tháp kính thiên khá cầu kỳ. Dưới đế hình tháp là ngọn lửa thả trên mặt nước. Tổ hợp hình ảnh này biểu thị cho lễ cầu siêu cho tướng sĩ vì nước quên thân.
Hình con cá thể hiện sự phóng sinh trong nghi lễ cầu siêu. Hình bùa linh phù có lẽ bí ẩn nhất. Phía dưới hình là miếng gỗ (mộc), trên là hình người quỳ nâng lư hương, tiếp theo là hình mặt trời, và trên cùng là hình ngũ cốc. Đây là một lá bùa cổ, được người xưa dùng để trấn yểm, giữa yên âm trạch.
Còn tiếp…
Bình luận