(VTC News) – Nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Quang nói lãnh đạo phải coi lộ trình cấm xe máy là quan trọng số 1.
Ông Quang là người có quan điểm cứng rắn trong việc hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy. Ngày 1/9/2005, Hà Nội đã tạm dừng đăng ký mới xe máy tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Xe máy gây tắc đường, làm nhếch nhác phố phường. Chưa kể áp đảo về số lượng, phố phường trở nên nhếch nhác vì chất lượng xe máy nữa.
Xe đẹp trông còn sang, chứ lốm đốm trên đường lại xuất hiện cả chục chiếc wave Tàu, nói không phải tôi có ý xem thường người lao động đâu, nhưng xe để cũ nát quá cũng khiến nhếch nhác phố phường.
Chưa kể chúng gây ô nhiễm môi trường, là thủ phạm chính trong các vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Tai nạn thường xảy ra khi phương tiện tồi và người lái xe ẩu.
Đành rằng sử dụng phương tiện gì là quyền của người dân, không thể ép người ta được, nhưng theo tôi cứ cái gì tốt thì ta nên làm, cái gì hay mà phù hợp với Việt Nam thì nên học.
Dạo trước đưa xe máy về Việt Nam là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ. Xe máy có thể lách vào mọi ngóc ngách, phù hợp với đường sá ở Việt Nam. Thế nhưng, đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy đó.
Đáng mừng là tại Việt Nam giờ xe máy không còn phát triển rầm rộ như trước.
Nó bắt đầu ở giai đoạn bão hòa do ô tô cá nhân tăng dần và nhiều nhà giảm số lượng xe máy.
Số lượng xe máy có thể vẫn thế, nhưng con số đó không tăng đột biến như vài năm về trước nữa.
Ngày xưa tôi thấy có quận đăng ký cả nghìn xe máy/tuần, nhưng giờ không có chuyện đó nữa rồi. Chưa kể, những xe cũ người ta cũng đã bỏ đi nhiều.
- Vì sao chúng ta không “bắt chước” họ ngay được?
Sở dĩ ở Việt Nam chưa làm được chuyện này là vì thói quen đi xe máy còn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Mua ô tô thì không có chỗ để, rồi lại phải đi bộ xa nếu muốn vào ngóc ngách thăm ai đó. Thế nên người ta dùng xe máy cho tiện. Ngoài ra, vỉa hè giờ là chỗ đứng của xe máy thì làm gì có chỗ cho người đi bộ?
Tại Hà Nội, không chỉ có xe máy của người Hà Nội bởi người ngoại tỉnh về đây làm ăn, học tập… rất nhiều. Số lượng đó áp đảo tổng số xe máy của người Hà Nội.
Thế nhưng, có một thực tế là xe máy đang là phương tiện rất cần thiết cho sinh hoạt của người dân.
Nói đúng hơn là trong điều kiện chính quyền thành phố chưa đảm bảo được/chưa tổ chức tốt giao thông công cộng thì người ta buộc phải đi xe máy.
Các nước họ dựa vào giao thông công cộng là chủ yếu. Vậy nên nếu muốn bỏ xe máy thì phải tổ chức tốt giao thông công cộng như họ.
Sở dĩ chúng ta chưa làm được điều đó là vì cái nọ nó bó cái kia. Nhưng nếu cứ để xe máy phát triển nhiều thì không thể tổ chức lại giao thông công cộng được. Ngược lại, muốn tổ chức giao thông công cộng tốt thì trước tiên phải giảm số lượng xe máy đi. Đường có thoáng thì ô tô, xe buýt mới đi được.
- Trước đây, lãnh đạo Hà Nội từng nghĩ tới chuyện này chưa thưa ông?
Chính quyền không thể nào có biện pháp cấm xe máy ngay lập tức được. Nhưng chúng ta có thể dần dần từng bước hoàn thiện việc này.
Trước đây, từng có nhiều đề xuất nhằm hạn chế số lượng xe máy ở Hà Nội. Chẳng hạn, người ta định quy định 1 người chỉ được đăng ký 1 xe máy hay người ta còn định cấm xe biển số chẵn lưu hành vào ngày lẻ rồi những kiểu hạn chế việc đăng ký xe máy ở nội thành, ngoại thành… Linh tinh cả, chẳng giải quyết được gì bởi chúng đều là các biện pháp chắp vá, duy ý chí và không khả thi.
Ví dụ nếu quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe máy, vậy những người không mua được xe hay không có nhu cầu mua xe, người ta cho người khác mượn tiêu chuẩn để đăng ký thì sao? Thế có phải dở hơi không?
Thậm chí đề xuất cấm xe ngoại tỉnh vào nội thành Hà Nội còn vi phạm nhân quyền. Tại sao người ta được tự do đi khắp cả nước mà tới Hà Nội lại bị cấm? Thủ đô là của cả nước chứ đâu phải của riêng ai?
- Được biết trước đây, ngày còn đương chức, ông từng đề cập tới lộ trình này?
Tôi là tôi ủng hộ việc đó và những người làm lãnh đạo phải nghĩ chuyện đó là số 1. Nếu không có lộ trình thì không bao giờ ta đủ sức cải thiện giao thông công cộng. Tôi chỉ dám góp ý chứ vấn đề này không thuộc lĩnh vực quản lý của tôi ngày đó.
Thế nhưng, thú thật, chưa bao giờ có ai dám đề xuất chuyện cấm xe máy cả. Mỗi lần hội thảo, các ông thanh tra thì đề xuất quản lý xe máy bằng cách đi theo ngày chẵn, ngày lẻ, các ông công an thì bảo nên chỉ cho mỗi người được đăng ký một chiếc và không đăng ký cho những người ở quận, huyện nội thành.
Tóm lại, đó là đề xuất của từng ngành chứ thành phố chưa bao giờ có quyết định cấm cả. Cũng có đề xuất là với 4 quận, huyện nội thành cũ của Hà Nội nên cấm vì ở những khu vực đó quá chật hẹp, quá căng thẳng, nhưng rồi chẳng đi đến đâu cả, chẳng có quyết định, chính sách nào liên quan tới việc này.
Cá nhân tôi cũng cho rằng những đề xuất đó hoàn toàn chỉ có tính chất tham khảo cho lãnh đạo thành phố chứ trong các cuộc họp của thành ủy, thường vụ, thường trực ủy ban, lãnh đạo Hà Nội chỉ nghe để tổng hợp dư luận hoặc thảo luận về biện pháp để giảm thiểu tắc ách giao thông thôi.
Trách nhiệm của chính quyền là tổng hợp để đưa ra chiến lược rõ ràng.
- Những nhà lãnh đạo chuyên trách mảng giao thông của Hà Nội khi đó đã phản ứng ra sao trước đề xuất của người “ngoại đạo” như ông?
Tôi thấy họ chỉ suốt ruột nghĩ cách làm sao cho bớt ùn tắc. Nhiều khi người ta quản lý lĩnh vực đó người ta lại muốn thể hiện mình nên đề ra các biện pháp duy ý chí. Thế là chết!
Còn tôi, tôi nghĩ nếu không có lộ trình, mọi cái muốn đều thất bại hết. Mọi đề xuất đều có người đồng tình có người không, nhưng tôi thấy nhiều người đồng tình với tôi.
Những người không đồng tình họ nói, tôi đề xuất có lộ trình vậy tôi có lượng hóa được bao lâu không? Ô hay, có phải chuyên môn của tôi đâu mà tôi lượng hóa được?!
Anh học quản lý giao thông, thấy có đề xuất hay anh phải tự đưa ra lộ trình, đề xuất với ủy ban chứ tại sao lại bắt người nêu ý kiến vạch ra lộ trình luôn? Thế hóa ra tôi quá toàn diện à? Tôi phụ trách công thương cơ mà.
- Khi đó, ông có động thái nào tiếp tục theo đuổi ý tưởng này của mình không?
Không chỉ tôi, mọi người nếu vì thành phố này thì phải chung tay hoạch định từ chuyện sản xuất xe máy. Khi đó tôi đã tác động để các nhà sản xuất, lắp ráp, buôn bán xe máy không nên chỉ tập trung vào thị trường Hà Nội mà nên mở rộng ra các thị trường khác để giảm thiểu mật độ xe máy ở thủ đô.
Tôi thấy các nhà đầu tư nước ngoài họ rất đồng tình. Người nước ngoài họ nhận thức rất nhanh.
Họ rất tích cực tham gia vào việc giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông. Họ cũng góp phần hạn chế xe máy ở thủ đô bằng cách phát triển ở các thị trường ngoài.
Đáng nói là những nhà sản xuất của Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề, họ chỉ quan tâm tới việc phát triển số lượng xe, trong khi những nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng chất lượng cao, họ không bao giờ làm ăn như thế cả.
- Ông có thể nói rõ hơn về chiến lược của Hà Nội lúc đó?
Nói là chiến lược thì không đúng lắm. Nhưng chúng tôi từng bàn nhiều về các biện pháp giúp giảm ùn tắc giao thông. Ví dụ xây ga tàu điện ngầm, làm nhiều tuyến xe buýt để tăng cường giao thông công cộng, hay giảm số lượng taxi…
Giờ có quá nhiều taxi hoạt động trên đường. Bản thân những người điều khiển taxi tham gia giao thông lại không được đào tạo bài bản, đến nơi đến chốn và lái cũng rất ẩu nên gây tắc ách. Hay người ta cũng có biện pháp xây cầu vượt để giảm thiểu ùn tắc như bây giờ.
- Biện pháp đưa ra thì cũng nhiều rồi, theo ông giải pháp nào hiệu quả nhất?
Ngân sách thành phố không nhiều nên muốn đề ra một giải pháp đồng bộ thì rất tốn kém. Ví dụ, muốn làm 1 tàu điện ngầm, phải chi 500 đến 700 triệu USD mới được vài km. Tại sao không nghĩ tới chuyện như các nước, di dời dân ở thủ đô ra các khu vực mới?
(Còn nữa)
Tiếp tục chuyên đề "Cần có lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn" do VTC News khởi xướng, ông Nguyễn Thế Quang - Nguyên Phó chủ tịch UBND Tp Hà Nội - vừa có những chia sẻ bất ngờ về vấn đề này.
Ông Quang là người có quan điểm cứng rắn trong việc hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy. Ngày 1/9/2005, Hà Nội đã tạm dừng đăng ký mới xe máy tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Quyết định này không áp dụng đối với người nước ngoài đang công tác, học tập và làm việc tại thủ đô. Ông Nguyễn Đức Nhanh, Phó giám đốc Công an Hà Nội, cho biết: "Việc thí điểm 4 quận nội thành nằm trong lộ trình thực hiện dừng đăng ký toàn trên thành phố vào năm 2004".
Tuy nhiên, đến 15/12 cùng năm đó, Hà Nội lại dỡ bỏ lệnh dừng đăng ký xe máy. Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Quang vẫn giữ quan điểm cần tiếp tục lệnh trên đây.
Chia sẻ về quan điểm cần hạn chế, tiến tới cấm hẳn xe máy, ông Nguyễn Thế Quang nói:Xe máy gây tắc đường, làm nhếch nhác phố phường. Chưa kể áp đảo về số lượng, phố phường trở nên nhếch nhác vì chất lượng xe máy nữa.
Xe đẹp trông còn sang, chứ lốm đốm trên đường lại xuất hiện cả chục chiếc wave Tàu, nói không phải tôi có ý xem thường người lao động đâu, nhưng xe để cũ nát quá cũng khiến nhếch nhác phố phường.
Ông Nguyễn Thế Quang - Nguyên Phó chủ tịch UBND Tp Hà Nội (Ảnh: Minh Quân) |
Đành rằng sử dụng phương tiện gì là quyền của người dân, không thể ép người ta được, nhưng theo tôi cứ cái gì tốt thì ta nên làm, cái gì hay mà phù hợp với Việt Nam thì nên học.
Dạo trước đưa xe máy về Việt Nam là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ. Xe máy có thể lách vào mọi ngóc ngách, phù hợp với đường sá ở Việt Nam. Thế nhưng, đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy đó.
Đáng mừng là tại Việt Nam giờ xe máy không còn phát triển rầm rộ như trước.
Nó bắt đầu ở giai đoạn bão hòa do ô tô cá nhân tăng dần và nhiều nhà giảm số lượng xe máy.
Số lượng xe máy có thể vẫn thế, nhưng con số đó không tăng đột biến như vài năm về trước nữa.
Ngày xưa tôi thấy có quận đăng ký cả nghìn xe máy/tuần, nhưng giờ không có chuyện đó nữa rồi. Chưa kể, những xe cũ người ta cũng đã bỏ đi nhiều.
- Vì sao chúng ta không “bắt chước” họ ngay được?
Sở dĩ ở Việt Nam chưa làm được chuyện này là vì thói quen đi xe máy còn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Mua ô tô thì không có chỗ để, rồi lại phải đi bộ xa nếu muốn vào ngóc ngách thăm ai đó. Thế nên người ta dùng xe máy cho tiện. Ngoài ra, vỉa hè giờ là chỗ đứng của xe máy thì làm gì có chỗ cho người đi bộ?
|
Thế nhưng, có một thực tế là xe máy đang là phương tiện rất cần thiết cho sinh hoạt của người dân.
Nói đúng hơn là trong điều kiện chính quyền thành phố chưa đảm bảo được/chưa tổ chức tốt giao thông công cộng thì người ta buộc phải đi xe máy.
Các nước họ dựa vào giao thông công cộng là chủ yếu. Vậy nên nếu muốn bỏ xe máy thì phải tổ chức tốt giao thông công cộng như họ.
Sở dĩ chúng ta chưa làm được điều đó là vì cái nọ nó bó cái kia. Nhưng nếu cứ để xe máy phát triển nhiều thì không thể tổ chức lại giao thông công cộng được. Ngược lại, muốn tổ chức giao thông công cộng tốt thì trước tiên phải giảm số lượng xe máy đi. Đường có thoáng thì ô tô, xe buýt mới đi được.
- Trước đây, lãnh đạo Hà Nội từng nghĩ tới chuyện này chưa thưa ông?
Chính quyền không thể nào có biện pháp cấm xe máy ngay lập tức được. Nhưng chúng ta có thể dần dần từng bước hoàn thiện việc này.
Trước đây, từng có người đề xuất cấm xe máy ở 4 quận, huyện nội thành cũ (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) |
Ví dụ nếu quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe máy, vậy những người không mua được xe hay không có nhu cầu mua xe, người ta cho người khác mượn tiêu chuẩn để đăng ký thì sao? Thế có phải dở hơi không?
Thậm chí đề xuất cấm xe ngoại tỉnh vào nội thành Hà Nội còn vi phạm nhân quyền. Tại sao người ta được tự do đi khắp cả nước mà tới Hà Nội lại bị cấm? Thủ đô là của cả nước chứ đâu phải của riêng ai?
- Được biết trước đây, ngày còn đương chức, ông từng đề cập tới lộ trình này?
Tôi là tôi ủng hộ việc đó và những người làm lãnh đạo phải nghĩ chuyện đó là số 1. Nếu không có lộ trình thì không bao giờ ta đủ sức cải thiện giao thông công cộng. Tôi chỉ dám góp ý chứ vấn đề này không thuộc lĩnh vực quản lý của tôi ngày đó.
Thế nhưng, thú thật, chưa bao giờ có ai dám đề xuất chuyện cấm xe máy cả. Mỗi lần hội thảo, các ông thanh tra thì đề xuất quản lý xe máy bằng cách đi theo ngày chẵn, ngày lẻ, các ông công an thì bảo nên chỉ cho mỗi người được đăng ký một chiếc và không đăng ký cho những người ở quận, huyện nội thành.
Theo bạn, có nên cấm xe máy ở đô thị lớn?
|
Tóm lại, đó là đề xuất của từng ngành chứ thành phố chưa bao giờ có quyết định cấm cả. Cũng có đề xuất là với 4 quận, huyện nội thành cũ của Hà Nội nên cấm vì ở những khu vực đó quá chật hẹp, quá căng thẳng, nhưng rồi chẳng đi đến đâu cả, chẳng có quyết định, chính sách nào liên quan tới việc này.
Cá nhân tôi cũng cho rằng những đề xuất đó hoàn toàn chỉ có tính chất tham khảo cho lãnh đạo thành phố chứ trong các cuộc họp của thành ủy, thường vụ, thường trực ủy ban, lãnh đạo Hà Nội chỉ nghe để tổng hợp dư luận hoặc thảo luận về biện pháp để giảm thiểu tắc ách giao thông thôi.
Trách nhiệm của chính quyền là tổng hợp để đưa ra chiến lược rõ ràng.
- Những nhà lãnh đạo chuyên trách mảng giao thông của Hà Nội khi đó đã phản ứng ra sao trước đề xuất của người “ngoại đạo” như ông?
Tôi thấy họ chỉ suốt ruột nghĩ cách làm sao cho bớt ùn tắc. Nhiều khi người ta quản lý lĩnh vực đó người ta lại muốn thể hiện mình nên đề ra các biện pháp duy ý chí. Thế là chết!
Người ta mải lo chống ùn tắc giao thông mà quên đi lộ trình dài hơi (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) |
Những người không đồng tình họ nói, tôi đề xuất có lộ trình vậy tôi có lượng hóa được bao lâu không? Ô hay, có phải chuyên môn của tôi đâu mà tôi lượng hóa được?!
Anh học quản lý giao thông, thấy có đề xuất hay anh phải tự đưa ra lộ trình, đề xuất với ủy ban chứ tại sao lại bắt người nêu ý kiến vạch ra lộ trình luôn? Thế hóa ra tôi quá toàn diện à? Tôi phụ trách công thương cơ mà.
- Khi đó, ông có động thái nào tiếp tục theo đuổi ý tưởng này của mình không?
Không chỉ tôi, mọi người nếu vì thành phố này thì phải chung tay hoạch định từ chuyện sản xuất xe máy. Khi đó tôi đã tác động để các nhà sản xuất, lắp ráp, buôn bán xe máy không nên chỉ tập trung vào thị trường Hà Nội mà nên mở rộng ra các thị trường khác để giảm thiểu mật độ xe máy ở thủ đô.
|
Họ rất tích cực tham gia vào việc giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông. Họ cũng góp phần hạn chế xe máy ở thủ đô bằng cách phát triển ở các thị trường ngoài.
Đáng nói là những nhà sản xuất của Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề, họ chỉ quan tâm tới việc phát triển số lượng xe, trong khi những nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng chất lượng cao, họ không bao giờ làm ăn như thế cả.
- Ông có thể nói rõ hơn về chiến lược của Hà Nội lúc đó?
Nói là chiến lược thì không đúng lắm. Nhưng chúng tôi từng bàn nhiều về các biện pháp giúp giảm ùn tắc giao thông. Ví dụ xây ga tàu điện ngầm, làm nhiều tuyến xe buýt để tăng cường giao thông công cộng, hay giảm số lượng taxi…
Giờ có quá nhiều taxi hoạt động trên đường. Bản thân những người điều khiển taxi tham gia giao thông lại không được đào tạo bài bản, đến nơi đến chốn và lái cũng rất ẩu nên gây tắc ách. Hay người ta cũng có biện pháp xây cầu vượt để giảm thiểu ùn tắc như bây giờ.
- Biện pháp đưa ra thì cũng nhiều rồi, theo ông giải pháp nào hiệu quả nhất?
Ngân sách thành phố không nhiều nên muốn đề ra một giải pháp đồng bộ thì rất tốn kém. Ví dụ, muốn làm 1 tàu điện ngầm, phải chi 500 đến 700 triệu USD mới được vài km. Tại sao không nghĩ tới chuyện như các nước, di dời dân ở thủ đô ra các khu vực mới?
(Còn nữa)
Minh Quân
Bình luận