Các tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc xua đuổi, đập phá, thu giữ tài sản khi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang rất nóng ruột khi phải nằm bờ chờ ngày ra khơi tiếp tục bám biển.
Ngày 16/5, một tuần sau chuyến đi biển hãi hùng, ngư dân Nguyễn Lộc (ở xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu QNg 96416, cho biết ông được hỗ trợ hơn 400 triệu đồng để sửa chữa tàu tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Ngày 16/5, một tuần sau chuyến đi biển hãi hùng, ngư dân Nguyễn Lộc (ở xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu QNg 96416, cho biết ông được hỗ trợ hơn 400 triệu đồng để sửa chữa tàu tiếp tục vươn khơi, bám biển.
“Tàu nằm bờ thời gian làm ăn này nóng ruột lắm, chưa kể bạn tàu không đi biển được, đời sống sẽ rất khốn khó những ngày tới” - ông Lộc nói.
Tàu QNg 96416 bị tàu Trung Quốc húc, phun vòi rồng bị bể kính cabin (phía trên) và vá chằng chịt mạn phải tàu (bên dưới) |
Tàu chiến đuổi theo, lính trên tàu cầm búa, ốc, bùloong ném vào tàu của ông. Sau gần bốn giờ đuổi bắt, một tàu ngư chính khác của Trung Quốc đến tiếp sức. Cả hai tàu Trung Quốc đuổi tàu QNg 96416 khoảng 4-5 lần và kẹp tàu ở giữa.
Tàu ngư chính đã tông trực diện vào hông tàu của ông khiến tàu hư hỏng khá nặng, bị bể be tàu mạn phải, cabin và kính bị vỡ nát, nhiều ngư cụ bị hư hỏng. Ngư dân phải sửa chữa để tàu khỏi bị chìm, thu lưới về đất liền.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Trưa 16/5, chúng tôi gặp thuyền trưởng tàu cá QNg 90055 Võ Văn Tư (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) lúc ông đang loay hoay sắp xếp thiết bị để ra khơi khi con tàu sửa chữa đã hoàn thành. Ông Tư kể khi đang đánh bắt tại đảo Sa Cừ, thuộc quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, dùng dùi cui điện để trấn áp, cướp đi 306 tấm lưới, trang thiết bị, thúng, hải sản...
Ông tính thiệt hại khoảng 180 triệu đồng, chưa kể phí tổn chuyến đi hơn 80 triệu đồng. Nhiều tháng qua, ông Tư đã vay mượn tiền sửa chữa lại con tàu để ra khơi.
Ông chia sẻ: “Tôi bám đảo của mình làm mà phía Trung Quốc ngang ngược quá. Vay mượn hết cách rồi, đang thiếu vốn để mua lại một số ngư cụ để ra khơi”.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã kiêm chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, cho hay tình cảnh của ông Tư rất khó khăn nên thời gian dài vừa qua tàu chưa ra khơi được. Hiện cả bốn tàu Bình Châu bị Trung Quốc thu giữ, phá tài sản, nghiệp đoàn cũng chỉ hỗ trợ 1 triệu đồng/tàu và 200.000 đồng/ngư dân chứ chưa được nhiều.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải (Lý Sơn), cho biết từ đầu năm đến nay có 8 tàu cá Lý Sơn bị các tàu Trung Quốc xua đuổi, đập phá, lấy tài sản... khiến tình cảnh các ngư dân hết sức khó khăn. Các ngư dân phải vay mượn, hỗ trợ từ xã hội để sửa chữa tàu tiếp tục vươn khơi bám biển, bởi đó là cuộc mưu sinh, là đời sống gia đình họ và tiếp nối truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc.
Ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết ngư dân Lý Sơn có khả năng khai thác 1-2 tháng trên vùng biển xa nhưng giờ Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 981 án ngữ đường ra biển của ngư dân và xua đuổi tàu cá của bà con, việc đánh bắt hải sản sẽ khó khăn.
“Tôi đã động viên ngư dân và khẳng định chính quyền sẽ làm hết sức mình để ngư dân an tâm bám biển, bà con đều hưởng ứng.
Hiện Lý Sơn có 427 tàu cá, trong đó 158 tàu đánh bắt xa bờ, khai thác chủ yếu vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng hiện không có tàu nào nằm bờ, họ đã ra đánh bắt thủy sản ở biển Đông” - ông Nguyên cho biết.
Theo TTO
Bình luận