Năng lượng và an ninh lương thực là những chủ đề nóng nhất trong chương trình nghị sự của cuộc họp hai ngày của các Ngoại trưởng G20 trên đảo Bali của Indonesia. G20 trong những năm gần đây đã trở thành một trong những diễn đàn chính cho hợp tác kinh tế quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov, đại diện cho Nga, bắt đầu chuyến thăm Indonesia bằng các cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, cũng như Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.
Tại cuộc gặp của các Bộ trưởng Sergei Lavrov và Vương Nghị, hai bên tuyên bố rằng, trước tình hình địa chính trị khó khăn, Nga và Trung Quốc tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược. Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, trong bối cảnh đường lối tấn công của Mỹ và các vệ tinh của họ nhằm tăng cường gấp đôi sự kiềm chế phát triển của hai nước, Nga và Trung quốc tiếp tục tăng khối lượng và mở rộng phạm vi hợp tác thực tế.
Dự trữ bên trong của quan hệ hai nước có tiềm năng to lớn, Nga và Trung quốc sẽ tiếp tục phát triển những mối quan hệ mới, không phụ thuộc vào các yếu tố tiêu cực bên ngoài, các hình thức hợp tác vì lợi ích của đất nước và dân tộc hai nước.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, trong khi phương Tây tìm cách duy trì vị thế đặc quyền, thống trị của mình trong các vấn đề thế giới và thể hiện đường lối hiếu chiến, thì lập trường của Matxcơva và Bắc Kinh tìm thấy sự hiểu biết và ủng hộ từ một số quốc gia ngày càng tăng.
Tại cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Thổ nhĩ kỳ, các chủ đề trong chương trình nghị sự quốc tế và khu vực đã được thảo luận với trọng tâm là tình hình Ukraine. Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc tiếp tục phối hợp các nỗ lực giữa các cơ quan ngoại giao và quân đội nhằm đảm bảo an toàn cho dân thường ở Ukraine. Các nhà ngoại giao khẳng định, họ sẵn sàng cho các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước. Các vấn đề về tương tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen và trong khuôn khổ các cấu trúc đa phương cũng được đề cập.
Theo người phát phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, trong bữa tối, Bộ trưởng Lavrov đã tiến hành "một loạt các cuộc tiếp xúc song phương và không nhận thấy sự vắng mặt của những người tẩy chay". Ví dụ, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã không tham dự bữa tối để tránh gặp người đồng cấp Nga. Lưu ý rằng, Nhật Bản, trong khuôn khổ Nhóm G7, đã ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Đồng thời, trong lịch trình của Ngoại trưởng Lavrov tại G20 không bao gồm các cuộc hội đàm riêng với Ngoại trưởng Đức Annalena Burbock và Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken.
Trước đó, theo Bloomberg, Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Indonesia, nước chủ trì G20 năm nay, không mời đại diện Nga tham dự các cuộc họp. Tuy nhiên, Indonesia đã gửi lời mời chính thức tới Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh ngày 15-16/11. Điện Kremlin cho biết nhà lãnh đạo Nga đã nhận lời.
Theo các chuyên gia, việc Nga tham gia một trong những diễn đàn thế giới có uy tín nhất một lần nữa khẳng định rằng, nước này không bị cô lập quốc tế như các nước phương Tây đã cố gắng đạt được.
Nga có mối quan hệ đặc biệt với G20. Theo Bộ Ngoại giao Nga, đây là "một diễn đàn hàng đầu cho hợp tác quốc tế" và "một cơ chế hiệu quả để quản trị đa phương, trên cơ sở đó cần đưa ra các quyết định được cân nhắc vì lợi ích của toàn thế giới". Các thành viên G20 chiếm khoảng 80% GDP toàn cầu. G20 không chỉ bao gồm các quốc gia phương Tây dẫn đầu đường lối chống Nga mà còn có các quốc gia không ủng hộ đường lối này, đó là Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Ấn Độ./.
Bình luận