(VTC News) - Sáng nay( 05/02), Ngày thơ Việt Nam lần thứ X đã diễn ra tại khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám với sự tham gia của hàng trăm nhà thơ Việt Nam và quốc tế, hàng nghìn người yêu thơ trên khắp cả nước và bạn bè thế giới.
Lần đầu tiên trong vài năm trở lại đây, sân thơ trẻ phải nhường ngôi cho sân thơ truyền thống.
Cái lạnh và những cơn mưa phùn rả rích đầu xuân khiến số lượng người yêu thơ đến với Văn Miếu không nhộn nhịp như những năm trước, nhưng bù lại, là sự có mặt của rất đông du khách yêu thơ nước ngoài đến với sân thơ Quốc tế lần đầu tiên có mặt trong ngày thơ Việt Nam.
Được tổ chức thành hai sân thơ chính là sân thơ truyền thống và sân thơ quốc tế, nhằm mở rộng sự giao lưu thơ Việt Nam với bạn bè quốc tế sau Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương, ngày thơ Việt Nam năm nay gần như hoàn toàn vắng bóng những cây viết trẻ và thơ trẻ.
Nếu như mọi năm, sân thơ trẻ luôn thu hút đông đảo sự yêu mến của quan tâm của những người yêu thơ vào một thế hệ cầm bút giàu sức sáng tạo, phá cách và luôn tìm tòi thể nghiệm những cái mới, nhưng cũng không ít những trở trăn và âu lo trước cuộc sống nhiều bất ổn thì năm nay, thơ trẻ gần như biến mất, nhường lại ngôi vị cho thơ truyền thống và thơ quốc tế.
Không còn những cây thơ, những chiếu thơ, những tập thơ và những phong cách trình diễn thơ độc đáo của những người cầm bút 7X, 8X thậm chí là 9X. Bước vào ngày thơ Việt Nam lần thứ 10, người yêu thơ thấy thiếu đi một phần rất lớn của đời sống nghệ thuật đương đại, đó là thơ trẻ.
Sự bài trí quá giản đơn trên sân khấu cũng như sự sơ sài trong những không gian thơ của đại diện 10 tỉnh thành trong cả nước đến với ngày hội thơ đã làm người yêu thơ ít nhiều thấy ‘hụt hẫng’. Phần lớn khán giả có mặt tập trung tại sân thơ Quốc tế để nghe thơ của những nhà thơ đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm mới này gần như là điểm nhấn duy nhất thu hút sự chú ý của người yêu thơ trong ngày thơ Việt Nam năm nay.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10 cũng là dấu mốc kỉ niệm 80 năm phong trào Thơ mới. ‘Nửa đầu thế kỉ XX, chúng ta nhận được hai món quà rất lớn. Đó là chiếc áo dài Lơ Muya Cát Tường và Thơ Mới. Chiếc áo dài ấy đã song hành với dung nhan Việt Nam bao năm nay. Thơ Mới, nói một cách hình ảnh, lại là ‘chiếc áo dài’ đặc biệt trong thi ca Việt Nam từ bấy đến giờ. Ở đó có sự hòa hợp đẹp đẽ giữa thi ca phương đông với chủ nghĩa lãng mạn phương tây.
Thơ Mới có công đầu trong việc đưa chữ quốc ngữ thành ngôn ngữ nghệ thuật của thi ca hiện đại, phần nào đó, giống như thơ quốc âm Nguyễn Trãi, Cung oán ngâm khúc, bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan... đã đưa chữ Nôm thành một ngôn ngữ nghệ thuật đáng kinh ngạc vậy. Có mười mấy năm mà làm được thế, Thơ Mới thật đáng trân trọng...’, sự đóng góp của Thơ Mới vào nền văn học Việt Nam được ghi nhận bằng sự trân trọng và tôn vinh của những thế hệ cầm bút đương đại.
T.L
Lần đầu tiên trong vài năm trở lại đây, sân thơ trẻ phải nhường ngôi cho sân thơ truyền thống.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ X |
Cái lạnh và những cơn mưa phùn rả rích đầu xuân khiến số lượng người yêu thơ đến với Văn Miếu không nhộn nhịp như những năm trước, nhưng bù lại, là sự có mặt của rất đông du khách yêu thơ nước ngoài đến với sân thơ Quốc tế lần đầu tiên có mặt trong ngày thơ Việt Nam.
Bạn bè yêu thơ quốc tế |
Số lượng người đến với ngày thơ ít hơn mọi năm |
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và dịch giả Đoàn Tử Huyến, giám đốc trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây tới ngày hội thơ |
Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải cũng có mặt trong ngày thơ Việt Nam |
Được tổ chức thành hai sân thơ chính là sân thơ truyền thống và sân thơ quốc tế, nhằm mở rộng sự giao lưu thơ Việt Nam với bạn bè quốc tế sau Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương, ngày thơ Việt Nam năm nay gần như hoàn toàn vắng bóng những cây viết trẻ và thơ trẻ.
Nếu như mọi năm, sân thơ trẻ luôn thu hút đông đảo sự yêu mến của quan tâm của những người yêu thơ vào một thế hệ cầm bút giàu sức sáng tạo, phá cách và luôn tìm tòi thể nghiệm những cái mới, nhưng cũng không ít những trở trăn và âu lo trước cuộc sống nhiều bất ổn thì năm nay, thơ trẻ gần như biến mất, nhường lại ngôi vị cho thơ truyền thống và thơ quốc tế.
Tiết mục trình diễn thơ |
Không còn những cây thơ, những chiếu thơ, những tập thơ và những phong cách trình diễn thơ độc đáo của những người cầm bút 7X, 8X thậm chí là 9X. Bước vào ngày thơ Việt Nam lần thứ 10, người yêu thơ thấy thiếu đi một phần rất lớn của đời sống nghệ thuật đương đại, đó là thơ trẻ.
Sự bài trí quá giản đơn trên sân khấu cũng như sự sơ sài trong những không gian thơ của đại diện 10 tỉnh thành trong cả nước đến với ngày hội thơ đã làm người yêu thơ ít nhiều thấy ‘hụt hẫng’. Phần lớn khán giả có mặt tập trung tại sân thơ Quốc tế để nghe thơ của những nhà thơ đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm mới này gần như là điểm nhấn duy nhất thu hút sự chú ý của người yêu thơ trong ngày thơ Việt Nam năm nay.
Phần lớn khán giả tập trung ở sân thơ Quốc tế |
Dịch giả Thúy Toàn bên cạnh một nhà thơ Nga |
Nhà thơ Singapore bên cạnh MC, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai |
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10 cũng là dấu mốc kỉ niệm 80 năm phong trào Thơ mới. ‘Nửa đầu thế kỉ XX, chúng ta nhận được hai món quà rất lớn. Đó là chiếc áo dài Lơ Muya Cát Tường và Thơ Mới. Chiếc áo dài ấy đã song hành với dung nhan Việt Nam bao năm nay. Thơ Mới, nói một cách hình ảnh, lại là ‘chiếc áo dài’ đặc biệt trong thi ca Việt Nam từ bấy đến giờ. Ở đó có sự hòa hợp đẹp đẽ giữa thi ca phương đông với chủ nghĩa lãng mạn phương tây.
Thơ Mới có công đầu trong việc đưa chữ quốc ngữ thành ngôn ngữ nghệ thuật của thi ca hiện đại, phần nào đó, giống như thơ quốc âm Nguyễn Trãi, Cung oán ngâm khúc, bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan... đã đưa chữ Nôm thành một ngôn ngữ nghệ thuật đáng kinh ngạc vậy. Có mười mấy năm mà làm được thế, Thơ Mới thật đáng trân trọng...’, sự đóng góp của Thơ Mới vào nền văn học Việt Nam được ghi nhận bằng sự trân trọng và tôn vinh của những thế hệ cầm bút đương đại.
Dàn cồng chiêng đến từ Hòa Bình biểu diễn tại sân khấu thơ quốc tế |
T.L
Bình luận