• Zalo

NATO củng cố liên minh, tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hiếu chiến

Thời sự quốc tếThứ Ba, 16/03/2021 09:38:07 +07:00 Google News
(VTC News) -

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Mỹ, EU củng cố liên minh để ngăn Trung Quốc “bắt nạt các nước trên thế giới”.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) phải nhanh chóng xích lại gần nhau, củng cố vững chắc liên minh để đối phó với sự trỗi dậy của một Trung Quốc “hung hăng hơn”, đe dọa và bắt nạt các quốc gia.

Phát biểu trước các ủy ban của Nghị viện châu Âu về vấn đề an ninh và đối ngoại, ông Jens Stoltenberg cho rằng NATO nên làm việc với các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nếu muốn “nắn gân” Trung Quốc, ngăn chặn Bắc Kinh “bắt nạt các nước trên thế giới”.

“Nếu bạn lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc, thì điều quan trọng là chúng ta phải sát cánh cùng nhau tại tổ chức NATO”, ông Jens Stoltenberg nói, mô tả cách hành xử của Trung Quốc là "phá hoại pháp quyền", ông Jens Stoltenberg nói, đồn thời hoan nghênh "cam kết rõ ràng của Tổng thống Biden trong việc xây dựng lại các liên minh và củng cố NATO".

NATO củng cố liên minh, tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hiếu chiến - 1

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. (Ảnh: NATO)

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ghi nhận tiến bộ kinh tế và chương trình xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, nhưng cho rằng sự trỗi dậy của Bắc Kinh là đặt ra nhiều thách thức đối với toàn cầu.

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng đặt ra một số thách thức nghiêm trọng. Trung Quốc là một quốc gia không chia sẻ các giá trị chung. Nước này có nền kinh tế lớn, có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới. Nước này cũng đang đầu tư rất nhiều nhằm tăng cường năng lực quân sự”, ông Jens Stoltenberg nói.

NATO và Mỹ đã trải quan 4 năm sóng gió dưới nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump khi ông Trump liên tục dọa rút khỏi tổ chức này, chỉ trích việc các quốc gia thành viên đến từ châu Âu không gia tăng ngân sách quốc phòng như kỳ vọng của Mỹ.

Tuy nhiên, quan hệ Mỹ và NATO dường như đang được “cài đặt lại” dưới thời Tổng thống Joe Biden. Tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, ông Biden khẳng định ủng hộ điều khoản bảo vệ lẫn nhau của NATO.

Tuần trước,Tổng thống Joe Biden cũng đã tham dự cuộc họp trực tuyến đầu tiên của nhóm “Bộ tứ” QUAD, gồm Australia Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng QUAD được ví như “NATO thu nhỏ” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đặt ra mối lo ngại về Trung Quốc trong bối cảnh Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đến Nhật Bản hôm 15/3, và sẽ có các cuộc hội đàm 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn để thảo luận về tình hình khu vực, cách thức ứng phó với Bắc Kinh..

Quan điểm cứng rắn với Trung Quốc được nêu rõ trong báo cáo “NATO 2030”, công bố năm ngoái. Đây được xem là bản kế hoạch chi tiết đối phó với Trung Quốc trong thập kỷ này.

“Dựa trên đánh giá về năng lực, sức mạnh kinh tế và các mục tiêu quốc gia, NATO phải dành nhiều thời gian, nguồn lực chính trị và hành động hơn nữa cho những thách thức an ninh do Trung Quốc đặt ra”, báo cáo “NATO 2030” cho hay.

Các thành viên NATO trong những tháng gần đây đã thực hiện nhiều hoạt động hàng hải hơn đến Biển Đông, trong đó Pháp đã điều tàu chiến di chuyển đến khu vực, trong khi Đức, Anh và dự kiến sẽ tăng cường hiện diện ở khu vực trong thời gian tới.

Kông Anh(Nguồn: SCMP)
Bình luận
vtcnews.vn