(VTC News) - Mình là một kẻ thờ ơ với Euro khi nó được chọn diễn ra trên đất nước mình. Đó là điều không bàn cãi; Mình đã bỏ mặc Euro trong phần lớn thời gian Tango 12 lăn giữa lòng đất nước mình. Đó cũng là điều không bàn cãi; Nhưng khi Tango 12 đã chính thức ngừng quay ở đất nước mình, mình bỗng thẫn thờ hụt hẫng, hụt hẫng và hụt hẫng. Vì sao vậy?
Vì mình đã bị Euro gần 1 tháng qua làm cho biết yêu bóng đá, dù tình yêu nửa mùa. Mình đã biết thấp thỏm, lo âu mỗi khi ĐT Ba Lan của mình xuất trận; Mình đã biết buồn và rơi vào trạng thái “tự kỷ” như bao người Ba Lan – một kiểu tự kỷ tập thể - khi đội tuyển bị loại; Mình đã du não theo “ông già” của mình tới Gdansk xem trận Ý – Tây Ban Nha; Mình đã hâm hấp, cá cược những chầu bia vì ghét ĐT Anh; Mình đã điên ngầm khi thua cược rồi lại vui ngầm khi thắng cược...
Tóm lại, máu mình giờ đây đã nhiễm bóng đá, não mình đã có nếp nhăn bóng đá, tim mình đã có nhịp thổn thức bóng đá… Và tất cả làm cho mình nhận ra, chùm khế ngọt Ba Lan đôi khi chỉ cần những tiếng hô cũng đủ để hướng về!
Ai xa quê cũng vậy! Khi hân hoan trong ngày hội, chẳng có phút chạnh lòng, lạc lõng, buồn như thể “bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui”. Hay khi nằm ốm một chỗ, lại chẳng có phút thèm chút dư vị quê nhà. Người Việt đau ốm hay thèm bát cháo, chứ không phải thứ sơn hào hải vị nào cả. Cháo hành là của người Việt, ăn vào thấy ấm hơn là thấy no. Ốm có bao giờ ăn nổi đâu, cái gì cũng đắng cả. Người Ba Lan mình thì thèm súp, một bát súp cũng để ấm chứ không phải để cho bớt đói.
Giờ thì chợt thấy mình phải ăn năn vì đã thờ ơ với ngày hội nơi quê nhà, thấy mình thèm được ốm để ăn một bát súp và mê man trong đầu lời thơ của ông Phùng Cung:
“Vạn thuở hồn cả xanh
Mặt đất thơ gắn bó
Bất hạnh nào hơn
Già rụi quê người
…
Lúc ra đi
Đãy quê thao thức gối đầu
Trót – dông dài - trăng nước
Mặt – va giông chớp
Rạc mái phong lưu
Gót nhọc
Men về thung cũ
Qùy dưới chân đê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn!”.
Ôi! đọc xong thơ Phùng Cung, lại thấy mình hoài niệm, hoài cổ như thể người Việt mất rồi. Tính cách Việt dần ngấm, quê hương Việt cũng dần thành một chùm khế ngọt nữa. Đến một ngày khi mình về Ba Lan, cũng trong một trận ốm, vô thức lại thèm cháo hành và đọc nghìn lần bài “ăn năn”!
Vì mình đã bị Euro gần 1 tháng qua làm cho biết yêu bóng đá, dù tình yêu nửa mùa. Mình đã biết thấp thỏm, lo âu mỗi khi ĐT Ba Lan của mình xuất trận; Mình đã biết buồn và rơi vào trạng thái “tự kỷ” như bao người Ba Lan – một kiểu tự kỷ tập thể - khi đội tuyển bị loại; Mình đã du não theo “ông già” của mình tới Gdansk xem trận Ý – Tây Ban Nha; Mình đã hâm hấp, cá cược những chầu bia vì ghét ĐT Anh; Mình đã điên ngầm khi thua cược rồi lại vui ngầm khi thắng cược...
Tóm lại, máu mình giờ đây đã nhiễm bóng đá, não mình đã có nếp nhăn bóng đá, tim mình đã có nhịp thổn thức bóng đá… Và tất cả làm cho mình nhận ra, chùm khế ngọt Ba Lan đôi khi chỉ cần những tiếng hô cũng đủ để hướng về!
Quê hương là chùm khế ngọt! |
Ai xa quê cũng vậy! Khi hân hoan trong ngày hội, chẳng có phút chạnh lòng, lạc lõng, buồn như thể “bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui”. Hay khi nằm ốm một chỗ, lại chẳng có phút thèm chút dư vị quê nhà. Người Việt đau ốm hay thèm bát cháo, chứ không phải thứ sơn hào hải vị nào cả. Cháo hành là của người Việt, ăn vào thấy ấm hơn là thấy no. Ốm có bao giờ ăn nổi đâu, cái gì cũng đắng cả. Người Ba Lan mình thì thèm súp, một bát súp cũng để ấm chứ không phải để cho bớt đói.
Giờ thì chợt thấy mình phải ăn năn vì đã thờ ơ với ngày hội nơi quê nhà, thấy mình thèm được ốm để ăn một bát súp và mê man trong đầu lời thơ của ông Phùng Cung:
“Vạn thuở hồn cả xanh
Mặt đất thơ gắn bó
Bất hạnh nào hơn
Già rụi quê người
…
Lúc ra đi
Đãy quê thao thức gối đầu
Trót – dông dài - trăng nước
Mặt – va giông chớp
Rạc mái phong lưu
Gót nhọc
Men về thung cũ
Qùy dưới chân đê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn!”.
Ôi! đọc xong thơ Phùng Cung, lại thấy mình hoài niệm, hoài cổ như thể người Việt mất rồi. Tính cách Việt dần ngấm, quê hương Việt cũng dần thành một chùm khế ngọt nữa. Đến một ngày khi mình về Ba Lan, cũng trong một trận ốm, vô thức lại thèm cháo hành và đọc nghìn lần bài “ăn năn”!
"Xe ôm Tây"
Bình luận