Chiếc máy vẽ này được các em lắp ráp bằng cách tận dụng các vật tư, thiết bị đã qua sử dụng như: 2 đầu DVD cũ, 1 mạch điện tự sáng tạo (hoặc mua) có cổng kết nối với máy tính và tương thích với các cổng nối của 2 trục, 1 động cơ servo và một số thiết bị khác như dây cáp kết nối USB, viết, ống hút, tấm kiếng nhỏ hoặc miếng kim loại mỏng, bảng điện làm khung máy...
Máy vẽ được kết nối với máy tính và download phần mềm mã code Arduino, cài đặt Java để download và cài đặt phần mềm UniversalGcodeSender. Để máy có thể vẽ được, cần cài thêm một phần mềm Inkscape (phiên bản 0.48). Phần mềm này giúp cho ra một hình vẽ sau đó lưu lại file về dạng đuôi là .gcode (lưu ý sử dụng đơn vị mm để không bị lệch tọa độ của 2 trục X, Y và đưa khung vẽ ban đầu về tọa độ là 40 mm để phù hợp với khung vẽ).
Máy vẽ dựa trên hình mẫu nhờ phần mềm Inkscape và được điều khiển bởi phần mềm UniversalGcodeSender. Sau khi đã chọn hình và lưu ở dạng .gcode, khởi động UniversalGcodeSender chọn kết nối cổng com và chọn open. Kết nối xong, chọn Machine Control để Reset lại máy về điểm bắt đầu hành trình. Sau đó, vào file Mode => Browse => mở file .gcode vừa lưu và kết nối vào phần mềm, chọn Send nhận kết (có thể xem hình ảnh hoạt động của máy vẽ từ Visualize).
Chiếc máy này giúp vẽ ra giấy một số hình ảnh ưa thích (không có khả năng vẽ tay), câu chữ hoa văn, biểu tượng nhỏ... Nó cũng có thể vẽ một số mạch điện nhỏ ra giấy nhằm hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu của ngành kỹ thuật. Ngoài ra, ta cũng có thể thay thế và nâng cấp trục viết (dùng để vẽ) bằng một số trục chuyên dụng để có thể khắc gỗ, cắt kim loại mỏng cùng một số ứng dụng khác.
Bình luận