• Zalo

Máy bay không người lái UAV-02 phối hợp hiệp đồng với Su-30MK2

Thời sựThứ Hai, 21/07/2014 02:24:00 +07:00 Google News

UAV-02 đã cất cánh thử nghiệm tại sân bay Thọ Xuân trong chuyến bay phối hợp hiệp đồng với máy bay Su-30MK2.

Để chứng tỏ khả năng của mình, vừa qua UAV-02 đã cất cánh thử nghiệm tại sân bay Thọ Xuân trong chuyến bay phối hợp hiệp đồng với máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923, Sư đoàn không quân 371.

Để phát huy sức mạnh trong tác chiến cho tiêm kích Su-30MK2, Việt Nam vừa chế tạo và thử nghiệm thành công mục tiêu bay UAV-02 cực hiện đại.

Với hai động cơ phản lực, sải cánh 2,8 m, chiều dài thân 2,5 m, UAV-02 có các tính năng theo thiết kế đạt: Tốc độ bay hành trình từ 250 đến 350 km/h, Bán kính hoạt động 100 Km, độ cao bay tối đa 8.000 m; máy bay nặng 38 kg khi nạp đủ nhiên liệu với thời gian hoạt động tối đa là 45 phút.

 » Trung Quốc đưa máy bay tiêm kích xâm nhập vùng chủ quyền Việt Nam » Cách nào biến Su-22 VN thành tiêm kích đa năng?

UAV-02 có thể bay hoàn toàn tự động theo chương trình đặt trước của người chỉ huy. Với tính năng chiến-kỹ thuật kể trên, UAV-02 hoàn toàn phù hợp và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trong công tác huấn luyện của Quân chủng PK-KQ hiện nay.

Để chứng tỏ khả năng của mình, vừa qua UAV-02 đã cất cánh thử nghiệm tại sân bay Thọ Xuân trong chuyến bay phối hợp hiệp đồng với máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923, Sư đoàn không quân 371.

Ngay trong chuyến bay đầu tiên, các khí tài điện tử của Tổ hợp Dẫn đường- Ngắm bắn và tên lửa trên máy bay Su-30MK2 đã phát hiện và bám sát được mục tiêu UAV-02.

Với tốc độ xấp xỉ 300km/h, độ cao bay hơn 1000 mét UAV-02 đã cơ bản đạt được yêu cầu đề ra theo đúng bài bay đã được chỉ huy bay yêu cầu trước khi bay.

Máy bay không người lái -UAV-02 

Đặc biệt là sai số quỹ đạo không quá 15 mét trong điều kiện có gió mạnh, điều đó đã chứng tỏ thiết bị tự động điều khiển bay theo chương trình (Autopilot) do Viện kỹ thuật PK-KQ tự chế tạo, đạt được chuẩn quân sự của thế giới về UAV. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, UAV-02 đã hạ cánh an toàn sẵn sàng cho các lần bay thử nghiệm tiếp theo.

Việc phát triển thành công UAV-02 sử dụng động cơ phản lực tốc độ cao đã đánh dấu một bước phát triển vượt trội của quá trình làm chủ KHKT của những cán bộ, kỹ sư của Viện kỹ thuật Quân chủng PK-KQ. Điều đó còn khẳng định được tính chủ động, tự lực, tự cường trong việc chế tạo những sản phẩm phục vụ cho công tác huấn luyện của Quân chủng, Quân đội.

Với giá thành sản xuất một chiếc UAV-02 ước tính khoảng hơn hai tỷ đồng (xấp xỉ 120.000 USD), rẻ hơn nhiều so với giá nhập ngoại là 600.000 đến 800.000 USD. Việc làm chủ các công nghệ tiên tiến trong chế tạo UAV sẽ không phải phụ thuộc vào nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ, làm giảm đáng kể giá thành và đảm bảo bí mật trong các sản phẩm quân sự.

» Trung Quốc đưa máy bay tiêm kích xâm nhập vùng chủ quyền Việt Nam
» Cách nào biến Su-22 VN thành tiêm kích đa năng?

Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn