• Zalo

LHP Việt Nam 18: Sao Việt toát mồ hôi trên thảm đỏ

Văn hóa - Giải tríThứ Ba, 15/10/2013 08:02:00 +07:00 Google News

(VTC News) - Sao Việt toát mồ hôi trên thảm đỏ chật chội của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 diễn ra tối 14/10 tại Hạ Long - Quảng Ninh.

(VTC News) - Sao Việt toát mồ hôi trên thảm đỏ chật chội của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 diễn ra tối 14/10 tại Hạ Long - Quảng Ninh.

'Em bé Hà Nội' bật khóc

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, các nghệ sỹ đã tưởng nhớ tới hai gương mặt gạo cội của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, đó là cố NSND Bạch Diệp và cố NSND Hải Ninh.

liên hoan phim Việt Nam
Các nghệ sỹ gạo cội có mặt tại Liên hoan phim Việt Nam 18. 
NSND Lan Hương nghẹn ngào bật khóc trên sân khấu khi gửi lời tri ân tới cố NSND Hải Ninh, người đã làm nên hình ảnh Em bé Hà Nội năm nào.

‘Tròn 40 năm từ khi Em bé Hà Nội ra đời. Đạo diễn NSND Hải Ninh là người có công đặt viên gạch đầu tiên cho tôi. Nếu không có NSND Hải Ninh thì không có NSND Lan Hương ngày hôm nay.’

NSND Trà Giang cũng không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ về nữ đạo diễn đầu tiên của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam - NSND Bạch Diệp, người vẫn được gọi là 'Nữ tướng' hay 'Người đàn bà thép' với những tác phẩm để đời như Ngày lễ Thánh, Huyền thoại về người mẹ,...

60 năm, một chặng đường dài hình thành và phát triển, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã đi cùng những thăng trầm của lịch sử. Đến ngày hôm nay, sứ mệnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế vẫn được đặt lên vai những người làm điện ảnh.

Từ bộ phim đầu tiên Chung một dòng sông cho đến những Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng Mười, Mùa len trâu… tất cả đã tái hiện một cách chân thực nhất chặng đường 60 của nền Điện ảnh Cách mạng dân tộc.

Lễ khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 tại Khu du lịch Tuần Châu – Hạ Long (Quảng Ninh) tối 14/10 diễn ra trong không khí khá xúc động, khi cả dân tộc vừa tiễn đưa người con ưu tú Võ Nguyên Giáp về đất mẹ Quảng Bình.

Với chủ đề ‘Dân tộc, nhân văn, sáng tạo, hội nhập’, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 được kỳ vọng sẽ sự kiện văn hóa ấn tượng, nhiều bản sắc và là nơi hội tụ những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất, bởi đây cũng là dấu mốc kỷ niệm nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam tròn 60 năm.
liên hoan phim Việt Nam
Sân khấu Lễ khai mạc Liên hoan phim tối 14/10. 
Liên hoan phim lần này cũng được đánh giá là một trong những liên hoan đạt kỷ lục về số tác phẩm tham dự.

Với 139 phim của 44 cơ sở điện ảnh trên cả nước, trong đó có 23 phim truyện điện ảnh, 6 phim truyện video, 10 phim tài liệu nhựa, 62 phim tài liệu video, 12 phim khoa học và 26 phim hoạt hình, đây là con số ấn tượng của một kỳ liên hoan phim.

Điều này cũng được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Chúng ta rất vui mừng vì tại Liên hoan Phim Việt Nam lần này, số lượng 139 Phim tham gia dự thi đã vượt hẳn về số lượng so với các Liên hoan Phim những lần trước đây với tên tuổi các hãng phim nhà nước cùng sự góp mặt của các hãng phim tư nhân.

Điều đó, một lần nữa không chỉ thể hiện sự hấp dẫn của nghệ thuật Điện ảnh mà còn là thể hiện sự quan tâm của đông đảo những người làm điện ảnh Việt Nam tới Liên hoan Phim Việt Nam, khẳng định chủ trương đúng đắn về xã hội hóa điện ảnh ngày càng được thực hiện sâu rộng và hiệu quả, mang lại một diện mạo mới cho nghệ thuật điện ảnh Việt Nam’

Chật chội thảm đỏ

Được đánh giá là khá xúc động, nhưng Lễ khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 dường như vẫn chưa làm thỏa lòng người yêu mến điện ảnh nước nhà, khi nhiều người cho rằng kịch bản khá nhạt nhòa và ngại sự thay đổi.

Có lẽ dấu mốc kỷ niệm nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam tròn 60 năm khiến khán giả kỳ vọng nhiều hơn vào khâu tổ chức một Liên hoan phim quốc gia.

Thế nhưng không khác các kỳ liên hoan trước là bao, Liên hoan phim lần thứ 18 diễn ra khá tẻ nhạt, thiếu điểm nhấn và ít yếu tố sáng tạo.
liên hoan phim Việt Nam
Ngoài phần dựng lại bức tranh toàn cảnh của nền Điện ảnh cách mạng sau chặng đường hình thành, phát triển và phần tưởng nhớ tri ân những nghệ sỹ đã đi xa, Liên hoan phim Việt Nam tẻ nhạt với một vài tiết mục văn nghệ nhạt nhòa, những màn múa không thực sự đặc sắc, cách dẫn dắt chương trình cũng đều đều, theo mô típ cũ của những kỳ liên hoan trước.

Có lẽ trung thành với kịch bản của Liên hoan phim từ trước đến nay, và do cả dân tộc vừa đau buồn tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên giấc ngàn thu, nên ban tổ chức ngại sự thay đổi và không muốn tổ chức quy mô.

Chọn sân khấu Cá Heo tại đảo Tuần Châu, Hạ Long (Quảng Ninh) làm nơi diễn ra Liên hoan phim, ban tổ chức đã khiến tất cả nghệ sỹ và quan khách tham dự phải toát mồ hôi vì sự chật chội và sơ sài.
liên hoan phim Việt Nam
liên hoan phim Việt Nam
liên hoan phim Việt Nam
liên hoan phim Việt Nam
Rất đông nghệ sỹ tới tham dự Liên hoan phim Việt Nam. 
Thảm đỏ để bước vào khu vực sân khấu quá nhỏ bé và chật chội so với số lượng nghệ sỹ và khách mời tham dự. Hầu hết những người có mặt phải ‘khổ sở’ chen lấn vì không có chỗ để đứng thoải mái chứ chưa nói đến chuyện tạo dáng cho báo chí tác nghiệp.

Phía bên trong khu vực sân khấu cũng không khá hơn là bao khi với số lượng đông đảo những người có mặt, ngay cả đến những nghệ sỹ tên tuổi cũng phải tự tìm một chỗ ngồi ở các góc của sân khấu.

An Yên

Bình luận
vtcnews.vn