Ông Lê Văn Dinh (ngoài 60 tuổi, thôn Hoa Phú, xã Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) nhiều năm nay không thể nào chợp mắt. Thậm chí, ông còn chẳng thấy có cảm giác buồn ngủ.
Ông kể, năm 1972, khi ông là chiến sĩ lái xe tại chiến trường cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng - Lào) thì gặp bà Huyên, khi đó là thanh niên tình nguyện, 2 người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, ông bà tổ chức đám cưới.
Hạnh phúc của họ tưởng chừng như viên mãn thì đến năm 1999, bà bắt đầu có những biểu hiện của bệnh lạ. Bàn tay bà Huyên thường xuyên bị run, trương cơ tay, co cứng, cử động chậm chạp, khó khăn trong vận động và sinh hoạt.
Trên chiếc xe đạp cọc cạch, ông chở bà đi khắp các tỉnh thành lận cận, điều trị hết bằng Đông y lẫn Tây y. “Có ngày tôi đạp xe cả trăm cây số không ngừng nghỉ, đằng sau lưng bao giờ cũng có một bên tải thuốc, một bên là đồ dùng sinh hoạt phòng khi điều trị dài ngày, bà nhà ngồi giữa. Mệt thì có mệt, nhưng bà ấy vui vì được đi đây đi đó, tôi cũng mừng lây”, ông Danh tâm sự.
Sau khoảng thời gian dài điều trị ở mọi nơi đều vô tác dụng, ông Danh đưa vợ mình tới khám ở bệnh viện Quân y 103 Hà Đông, bác sĩ kết luận bà Huyên bị mắc Parkinson – căn bệnh không có thuốc nào chữa khỏi được.
Thời gian đầu, vì thương chồng, bà Huyên vẫn cố gắng làm một số công việc nhẹ nhàng. Nhưng bệnh ngày càng thêm nặng, những cơn đau kéo đến thường xuyên hơn khiến bà gầy gò, ốm yếu. Đến năm 2008, bà gần như bị liệt toàn thân, mọi sinh hoạt cá nhân của bà, từ tắm táp, vệ sinh cho tới ăn uống, đi lại, đều cần phải có người phục vụ.
May mắn vì bên bà còn có người chồng hết mực yêu thương, ông Danh trở thành cánh tay, đôi chân khác của bà. Ông ở bên an ủi, động viên, bù đắp cho bà những mất mát mà bệnh tật đem lại.
Tất bật với công việc đồng áng, nhưng ông Danh vẫn chưa một lần quên về nhà cho vợ uống thuốc. Buổi tối, mùa đông cũng như mùa hè, khi vợ nằm nghỉ, ông làm bạn với ấm chè tươi hoặc thiu thiu ngủ trên ghế. Tuy nhiên, do bệnh tình bà ngày một nặng, giấc ngủ của bà Huyên bị gián đoạn bởi những cơn đau. Kéo theo đó ông Dinh gần như thức trắng.
Năm này qua năm khác, bệnh tình bà Huyên chỉ nặng thêm mà không thuyên giảm. Suốt nhiều năm chăm vợ cùng nhiều đêm triền miên thức trắng ông Dinh không còn cảm thấy buồn ngủ nữa.
“Ban đầu tôi cũng mệt lắm, nhiều hôm còn ngủ gật trên đồng. Nhưng mãi cũng quen, giờ tôi có muốn cũng không ngủ được mấy vì có buồn ngủ đâu”, ông Dinh cười.
18 năm bên người vợ bệnh tật, và suốt nhiều năm liền không ngủ, ông Dinh trông già yếu và khắc khổ hơn những người cùng tuổi khác trong làng.
Nói về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, bà Dinh nhìn chồng hạnh phúc nói: “Đó là món quà lớn nhất mà cuộc đời đã tặng cho tôi”.
Đi cùng nhau từ thời chiến tranh gian khổ đến ngày hòa bình lập lại, dù phải chịu nhiều đau đớn từ căn bệnh hiểm nghèo, người nữ thanh niên tình nguyện năm nào vẫn luôn tràn đầy hạnh phúc bởi tình yêu thương vô bờ của người chồng.
Video: Gặp dị nhân gần 20 năm không ngủ ở Bến Tre
Bình luận