Chiều 17/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật quốc tịch Việt Nam.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền đề nghị phải đảm bảo quyền giữ Quốc tịch cho hàng triệu kiều bào |
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Bùi Văn Xuyền - Thái Bình cho rằng cần thiết cấp bách phải sửa Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 để tránh hệ quả xấu đến ngày 1/7 này sẽ có hàng triệu kiều bào sẽ mất quốc tịch theo tinh thần của điều luật này.
“Tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, chúng tôi nhận được một số ý kiến cử tri băn khoăn, lo lắng về người thân, con em mình đang làm ăn ở nước ngoài sau 1/7 này có thể sẽ bị mất quốc tịch”, đại biểu Xuyền nói.
Ông Xuyền cũng khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần vào tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Nhà nước phải có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan để đồng bào ổn định cuộc sống, bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Vì vậy, nếu giữ quy định về đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam là phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn và phiền hà cho kiều bào.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) |
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) đề nghị bỏ quy định đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Thực tế cho thấy hàng triệu người Việt Nam với những lý do khác nhau đang sống ở khắp năm châu, bốn biển. Hiện nay đang mở ra khoảng không gian vô tận cho dân tộc ta và cũng đang làm cho chúng ta gắn kết nhiều hơn với thế giới bên ngoài.
"Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một phần máu thịt của Việt Nam. Chúng ta biết cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những người Việt Nam định cư ở mọi nơi trên thế giới đều tìm cách để trở về với quê cha, đất tổ. Đất nước luôn mở rộng vòng tay để chào đón những người con của mình", đại biểu Thúy nhấn mạnh.
"Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một phần máu thịt của Việt Nam. Chúng ta biết cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những người Việt Nam định cư ở mọi nơi trên thế giới đều tìm cách để trở về với quê cha, đất tổ. Đất nước luôn mở rộng vòng tay để chào đón những người con của mình", đại biểu Thúy nhấn mạnh.
|
Có thể nói không có gì ngăn cản được những người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước ngày càng gắn bó với nhau.
Thực tế này đã được ghi nhận ở Hiến pháp, Điều 18 đó là "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam".
Luật quốc tịch Việt Nam quy định "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài".
Thực tế này đã được ghi nhận ở Hiến pháp, Điều 18 đó là "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam".
Luật quốc tịch Việt Nam quy định "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài".
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự cũng có quy định quyền có quốc tịch là quyền nhân thân, quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân.
Người Việt Nam ở nước ngoài về nước |
“Từ cơ sở thực tiễn và pháp lý nêu trên, tôi thiết nghĩ không nên nhìn nhận dự thảo luật này dưới góc độ quản lý nhà nước mà nên dưới góc độ quyền công dân. Phải chăng do không nắm được số liệu cụ thể về người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam nên dự thảo luật vẫn tiếp tục giữ quy định đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam?”, đại biểu Thúy nêu ý kiến.
Theo đại biểu Thúy chính điều này gây khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thể hiện ở chỗ để giữ quyền có quốc tịch của mình bằng việc thực hiện nghĩa vụ bắt buộc là phải đăng ký.
Luật quốc tịch hiện hành còn coi việc không đăng ký giữ quốc tịch là một trong các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam, nhưng gần 5 năm qua tỷ lệ đăng ký rất thấp, chỉ có 6.039 người trên khoảng 4 triệu rưỡi người.
Dự thảo luật lần này lại kế thừa quy định đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đăng ký giữ quốc tịch thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và họ vẫn là công dân Việt Nam.
“Như vậy cho thấy việc đăng ký giữ quốc tịch có cần thiết không, có ý nghĩa gì không?”, nữ đại biểu đặt câu hỏi.
Theo đại biểu Thúy chính điều này gây khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thể hiện ở chỗ để giữ quyền có quốc tịch của mình bằng việc thực hiện nghĩa vụ bắt buộc là phải đăng ký.
Luật quốc tịch hiện hành còn coi việc không đăng ký giữ quốc tịch là một trong các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam, nhưng gần 5 năm qua tỷ lệ đăng ký rất thấp, chỉ có 6.039 người trên khoảng 4 triệu rưỡi người.
Dự thảo luật lần này lại kế thừa quy định đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đăng ký giữ quốc tịch thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và họ vẫn là công dân Việt Nam.
“Như vậy cho thấy việc đăng ký giữ quốc tịch có cần thiết không, có ý nghĩa gì không?”, nữ đại biểu đặt câu hỏi.
Vấn đề đặt ra ở đây là trong số 6.039 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch chỉ có khoảng 1.000 người là có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam. Như vậy có những người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuy họ chưa mất quốc tịch Việt Nam nhưng lại không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam còn giá trị sử dụng. Do đó, họ rất cần việc bảo hộ của nhà nước, tạo điều kiện cho họ đăng ký để được cấp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.
Đại biểu Hà Huy Thông |
Trong khi đó, đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên - Huế) cũng cho rằng nếu Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 nếu không sửa kịp thời trước ngày 1/7/2014, nghĩa là 5 năm sau khi luật có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài.
Đặc biệt, người Việt Nam tại nước ngoài có nguy cơ trở thành người không có quốc tịch trên trái đất này ở những nơi chỉ công nhận một quốc tịch hay ở những nơi người ta đang tìm cách hạn chế cấp quốc tịch cho người Việt Nam.
Phạm Thịnh
Bình luận