• Zalo

Hệ thống mái che tự động ứng dụng cảm biến của giáo viên Đồng Nai

Khoa học - Công nghệThứ Ba, 05/12/2017 07:39:00 +07:00 Google News

Anh Nguyễn Đình Phú – giáo viên trường THCS Xuân Lập (Long Khánh, Xuân Lập, Đồng Nai) đã cùng các cộng sự của mình chế tạo thành công hệ thống mái che tự động có sử dụng cảm biến...

anh4

Anh Nguyễn Đình Phú nhận giải thưởng tại nhận tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2016 

Theo anh Phú, phương thức hoạt động, vận hành của hệ thống cảm biến này như sau: sử dụng nguồn điện

AC 220V qua 2 công tắc biến trở (điều chỉnh tốc độ bởi 2 mô tơ), qua bộ chuyển đổi dòng điện Adaptor cho 2 đầu ra trong đó 1 đầu ra dòng điện DC 24V (dùng để điều khiển miếng cảm biến và các rơle); và 1 đầu cho ra dòng điện AC 220V nối với 2 ổ điện cấp nguồn cho 2 môtơ có dòng điện 220V – 150W.

Khi trời mưa, nguồn điện DC 24V hoạt động theo sự chỉ đạo của cảm biến mưa. Khi tiếp xúc nước mưa, cảm biến mưa thông mạch, tác động đến rơle một lực nhất định.

Nguồn điện tiếp tục đi qua công tác thường mở của rơle 1 đến công tắc thường đóng của rơle 3, sau đó cấp nguồn cho rơle 2 tác động làm rơle 2 hút vào.

Trong lúc này, nguồn AC sẽ được cấp cho môtơ thông qua rơle 2 và làm cho môtơ hoạt động kéo tấm mica ra. Khi tấm mica kéo ra hết sẽ tác động vào công tắc 1, từ đó nguồn DC 24V sẽ cấp cho rơle 3, lúc đó rơle 3 hút làm công tắc thường đóng lại. Rơle 3 mở dẫn đến không cấp nguồn cho rơle 2 còn khi rơle 2 mở thì môtơ không hoạt động.

Khi trời nắng, cảm biến nước mưa sẽ khô, không cấp nguồn cho rơle 1 từ công tắc thường. Do không có nguồn nên tất cả các rơle 1, 2, 3 đều không hoạt động.

Nguồn DC 24V chạy qua công tắc thường đóng của rơle 1 và công tắc thường đóng rơle 5 sẽ cấp nguồn cho rơle 4. Khi rơle 4 đóng, nguồn AC cấp nguồn cho môtơ hoạt động thông qua rơle 4 làm môtơ kéo tấm mica vào.

Khi tấm mica vào hết sẽ tác động vào công tắc 2, nguồn DC qua công tắc 2 cấp nguồn cho rơle 5 khiến cho rơle 5 đóng lại. Công tắc thường đóng của rơle 5 mở, ngưng cấp nguồn cho rơle 4, và môtơ ngưng hoạt động.

Video: Kết nối chuyển giao công nghệ - Máy Marketing cảm xúc GDS

Anh Phú chia sẻ, toàn bộ quy trình hoạt động của hệ thống hoàn toàn tự động góp phần làm giảm công sức và thời gian. Khả năng của cảm biến sẽ giúp người nông dân có sự thuận lợi cho việc phơi, sấy nông sản ngoài trời khi thời tiết thất thường nhất là khi họ vắng nhà.

Hệ thống mái che tự động dùng cảm biến nước mưa có thể lắp ráp phục vụ cho nhiều nhu cầu khắc nhau: phơi quần áo, phơi nông sản (tiêu, điều, cà phê, bắp…)

Nhờ hệ thống công tắc nguồn nên có thể phòng cháy, nổ vào ban đêm. Ngoài ra, hệ thống hoạt động dựa trên nguồn điện từ ắc quy nên vẫn có thể sử dụng khi mất điện.

Anh Phú cũng cho biết, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống hết sức đơn giản, dễ làm với các bộ dụng cụ phổ biến trên thị trường. Giá thành lắp ráp thấp, và có thể tận dụng các bộ phận máy móc cũ. Hệ thống có hệ ứng dụng vào nhiều công năng, giúp tiết kiệm thời gian cũng như sức lao động cho người sử dụng.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn