(VTC News) - TS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ kinh nghiệm chia tay an toàn sau vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước vì hận tình.
Những vụ án mạng liên quan đến chia tay tình cũ liên tục xảy ra gần đây như: bắn nát mặt người yêu cũ, tàn nhẫn dùng xăng thiêu chết người yêu khi bị từ chối tình cảm, giết bạn gái vừa chia tay, rồi gần đây nhất là vụ thảm án vì hận tình mà sát hại 6 mạng người...
Đó là hậu quả của lỗ hổng kỹ năng ứng xử khi yêu trong một bộ phận bạn trẻ trong bối cảnh hiện nay giới trẻ chưa hề được giáo dục những kỹ năng làm chủ bản thân.
Động cơ nào khiến người ta ra tay tàn ác?
Hận tình là một trong những nỗi hận sâu sắc nhất trong tình cảm con người. Bởi khi yêu nhau một thời gian, tình cảm đã bén rễ sâu vào tâm hồn, thì khi dứt ra, sẽ để lại nỗi đau thấu tim không dễ gì chấp nhận.
Ngoài ra, nếu một người đang điên cuồng vì bị dứt tình, nếu cộng thêm việc biết được người yêu cũ đã bỏ mình mà bạn trai mới, cảm xúc lúc đó như lửa cháy mà đổ thêm dầu, dễ khiến cho thủ phạm mất kiểm soát mà ra tay tàn ác.
Cuối cùng, song song với hận tình, thì lòng tham cũng là một trong những thứ khiến người ta dễ biến chất nhất, nếu lòng tham ám đã nổi lên, cộng với bản chất lười lao động và thiếu kiềm chế sẽ khiến con người ta đi vào con đường tội ác.
Đó là dưới góc độ cá nhân, còn dưới góc độ xã hội, việc ra tay trả thù vì hận tình còn là biểu hiện của lỗ hổng giáo dục những kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, kỹ năng đối phó với những cú sốc trong cuộc đời.
Có môn nào dạy chúng ta khi thất tình thì phải làm gì để giải tỏa? Có bao nhiêu thầy cô còn thời gian để dạy học sinh biết cách yêu và biết cả cách chia tay?
Bao nhiêu cha mẹ dạy con cái cách kiềm chế cảm xúc để làm chủ bản thân mình? Xã hội có làm gương cho giới trẻ biết cách tránh xa lòng tham, cám dỗ?
Yêu cũng cần học cách chia tay
Người ta nói, tình yêu như sợi dây thun được kéo căng ra để hai người giữ hai đầu, nhưng nếu một người buông sẽ làm đau và tổn thương người còn lại. Bản chất của tình cảm là một loại động lực, đến khi bị từ chối cự tuyệt sẽ quay ra thành phản lực.
Từ đó họ biến tình yêu thành lòng thù hận. Bởi thế, biết cách chia tay trong êm đẹp cũng là cách để giữ an toàn tính mạng cho mình và chính gia đình mình.
Giống như "tránh voi chẳng xấu mặt nào", ta nên học cách để chia tay trong an toàn, hạn chế thấp nhất khả năng làm nảy sinh lòng thù hận.
1. Không nên quyết định chia tay quá đột ngột. Hãy có bước đệm để cả hai chuẩn bị tâm lý thích nghi dần với nỗi đau này. Nếu đối phương nài nỉ, nên giải thích rõ lý do rồi hẹn "tạm chia tay" để hai bên có thêm thời gian suy nghĩ kĩ, sau đó tìm cách khéo léo buông bỏ dần dần.
2. Không nên xúc phạm nhau. Một câu nói xúc phạm (của người yêu cũ hoặc của cha mẹ người yêu cũ) cũng có nguy cơ thổi bùng cơn giận đang âm ỉ trong lòng họ (dù họ xứng đáng với lời xúc phạm đó đi chăng nữa). Một que diêm có thể đốt cháy cả khu rừng, một lời xúc phạm sẽ đốt cháy nhiều thứ hơn ta tưởng. Hãy cố gắng dùng những lời lẽ kiềm chế nhất.
3. Hạn chế khiêu khích cơn ghen tức. Khi mới chia tay, hạn chế thấp nhất khả năng anh ta biết mình có người yêu mới (dù điều này chẳng có gì sai cả). Hạn chế thể hiện tình cảm với người yêu mới ở những nơi mà anh ta dễ dàng nhìn thấy. Đó một phần cũng là lịch sự, cũng là tự bảo vệ mình.
4. Không nên quá phũ phàng. Không nên bảo "Quen anh tôi chẳng được gì!" hay "Cậu chỉ lợi dụng con bé thôi!", "Xem như mấy năm qua chưa hề tồn tại đi!", "Tôi không còn yêu anh nữa!"... Những câu ấy là con dao hai lưỡi, cứa vào tim anh ta và có thể sẽ quay ngược đâm lại chính mình. Ngoài ra, hãy nhờ người thân, bạn bè, những người xung quanh anh ấy chăm sóc an ủi động viên, để anh ấy nhận ra rằng còn rất nhiều người khác quan tâm mình.
Còn các chàng trai cũng cần phải nhớ: cuộc đời là một con đường không bằng phẳng, không phải tình cảm lúc nào cũng như ý của mình. Nếu mảnh ghép đó không khớp với mình, thay vì trả thù bằng những đòn hèn hạ thì hãy dũng cảm chấp nhận sự thật, đó mới là bản lĩnh đàn ông!
Ngoài ra, nếu đó là cú sốc khó chấp nhận, đừng quá tập trung vào "vết mực đen" mà quên đi "tờ giấy trắng". Hãy nghĩ về những người thân yêu, hãy tìm đến gia đình và bạn bè tốt để có một điểm tựa tinh thần. Trên thế gian này cả tỉ người đã phải trải qua cảm xúc giống mình và họ bây giờ vẫn sống tốt, vẫn có một gia đình hạnh phúc.
Trên đời này không phải chỉ có một người để mình yêu. Người ta thường phải nhầm lẫn vài lần trước khi tìm ra được một nửa thật sự của mình. Đừng vì cơn ghen hay lòng thù hận mà đốt cháy người khác và thiêu cháy cả cuộc đời mình.
Thế nên: Yêu cũng cần phải học cách chia tay.
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM
Những vụ án mạng liên quan đến chia tay tình cũ liên tục xảy ra gần đây như: bắn nát mặt người yêu cũ, tàn nhẫn dùng xăng thiêu chết người yêu khi bị từ chối tình cảm, giết bạn gái vừa chia tay, rồi gần đây nhất là vụ thảm án vì hận tình mà sát hại 6 mạng người...
Nghi phạm Nguyễn Hải Dương và người yêu cũ ngày còn yêu nhau |
Đó là hậu quả của lỗ hổng kỹ năng ứng xử khi yêu trong một bộ phận bạn trẻ trong bối cảnh hiện nay giới trẻ chưa hề được giáo dục những kỹ năng làm chủ bản thân.
Động cơ nào khiến người ta ra tay tàn ác?
Hận tình là một trong những nỗi hận sâu sắc nhất trong tình cảm con người. Bởi khi yêu nhau một thời gian, tình cảm đã bén rễ sâu vào tâm hồn, thì khi dứt ra, sẽ để lại nỗi đau thấu tim không dễ gì chấp nhận.
Ngoài ra, nếu một người đang điên cuồng vì bị dứt tình, nếu cộng thêm việc biết được người yêu cũ đã bỏ mình mà bạn trai mới, cảm xúc lúc đó như lửa cháy mà đổ thêm dầu, dễ khiến cho thủ phạm mất kiểm soát mà ra tay tàn ác.
Cuối cùng, song song với hận tình, thì lòng tham cũng là một trong những thứ khiến người ta dễ biến chất nhất, nếu lòng tham ám đã nổi lên, cộng với bản chất lười lao động và thiếu kiềm chế sẽ khiến con người ta đi vào con đường tội ác.
Đó là dưới góc độ cá nhân, còn dưới góc độ xã hội, việc ra tay trả thù vì hận tình còn là biểu hiện của lỗ hổng giáo dục những kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, kỹ năng đối phó với những cú sốc trong cuộc đời.
Có môn nào dạy chúng ta khi thất tình thì phải làm gì để giải tỏa? Có bao nhiêu thầy cô còn thời gian để dạy học sinh biết cách yêu và biết cả cách chia tay?
Bao nhiêu cha mẹ dạy con cái cách kiềm chế cảm xúc để làm chủ bản thân mình? Xã hội có làm gương cho giới trẻ biết cách tránh xa lòng tham, cám dỗ?
Thầy tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ cách chia tay trong an toàn để tránh những đáng tiếc xảy ra |
Yêu cũng cần học cách chia tay
Người ta nói, tình yêu như sợi dây thun được kéo căng ra để hai người giữ hai đầu, nhưng nếu một người buông sẽ làm đau và tổn thương người còn lại. Bản chất của tình cảm là một loại động lực, đến khi bị từ chối cự tuyệt sẽ quay ra thành phản lực.
Từ đó họ biến tình yêu thành lòng thù hận. Bởi thế, biết cách chia tay trong êm đẹp cũng là cách để giữ an toàn tính mạng cho mình và chính gia đình mình.
Giống như "tránh voi chẳng xấu mặt nào", ta nên học cách để chia tay trong an toàn, hạn chế thấp nhất khả năng làm nảy sinh lòng thù hận.
Video: Lời khai toàn bộ quá trình thảm sát 6 người ở Bình Phước của nghi phạm
Thanh Niên
1. Không nên quyết định chia tay quá đột ngột. Hãy có bước đệm để cả hai chuẩn bị tâm lý thích nghi dần với nỗi đau này. Nếu đối phương nài nỉ, nên giải thích rõ lý do rồi hẹn "tạm chia tay" để hai bên có thêm thời gian suy nghĩ kĩ, sau đó tìm cách khéo léo buông bỏ dần dần.
2. Không nên xúc phạm nhau. Một câu nói xúc phạm (của người yêu cũ hoặc của cha mẹ người yêu cũ) cũng có nguy cơ thổi bùng cơn giận đang âm ỉ trong lòng họ (dù họ xứng đáng với lời xúc phạm đó đi chăng nữa). Một que diêm có thể đốt cháy cả khu rừng, một lời xúc phạm sẽ đốt cháy nhiều thứ hơn ta tưởng. Hãy cố gắng dùng những lời lẽ kiềm chế nhất.
3. Hạn chế khiêu khích cơn ghen tức. Khi mới chia tay, hạn chế thấp nhất khả năng anh ta biết mình có người yêu mới (dù điều này chẳng có gì sai cả). Hạn chế thể hiện tình cảm với người yêu mới ở những nơi mà anh ta dễ dàng nhìn thấy. Đó một phần cũng là lịch sự, cũng là tự bảo vệ mình.
4. Không nên quá phũ phàng. Không nên bảo "Quen anh tôi chẳng được gì!" hay "Cậu chỉ lợi dụng con bé thôi!", "Xem như mấy năm qua chưa hề tồn tại đi!", "Tôi không còn yêu anh nữa!"... Những câu ấy là con dao hai lưỡi, cứa vào tim anh ta và có thể sẽ quay ngược đâm lại chính mình. Ngoài ra, hãy nhờ người thân, bạn bè, những người xung quanh anh ấy chăm sóc an ủi động viên, để anh ấy nhận ra rằng còn rất nhiều người khác quan tâm mình.
Còn các chàng trai cũng cần phải nhớ: cuộc đời là một con đường không bằng phẳng, không phải tình cảm lúc nào cũng như ý của mình. Nếu mảnh ghép đó không khớp với mình, thay vì trả thù bằng những đòn hèn hạ thì hãy dũng cảm chấp nhận sự thật, đó mới là bản lĩnh đàn ông!
Ngoài ra, nếu đó là cú sốc khó chấp nhận, đừng quá tập trung vào "vết mực đen" mà quên đi "tờ giấy trắng". Hãy nghĩ về những người thân yêu, hãy tìm đến gia đình và bạn bè tốt để có một điểm tựa tinh thần. Trên thế gian này cả tỉ người đã phải trải qua cảm xúc giống mình và họ bây giờ vẫn sống tốt, vẫn có một gia đình hạnh phúc.
Trên đời này không phải chỉ có một người để mình yêu. Người ta thường phải nhầm lẫn vài lần trước khi tìm ra được một nửa thật sự của mình. Đừng vì cơn ghen hay lòng thù hận mà đốt cháy người khác và thiêu cháy cả cuộc đời mình.
Thế nên: Yêu cũng cần phải học cách chia tay.
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM
Bình luận