Nên tặng bằng khen về sự kiên nhẫn cho những ai thức xem hết trận đấu giữa Ba Lan- Nga.Một trận đấu hòa, điều rất bình thường nhưng lại gợi đến những điều không thực sự đúng với bóng đá.
Trước trận Ba Lan- Nga vấn đề an ninh được đặt lên cao độ và thực tế là đã có những mà ẩu đả của CĐV hai nước. Có vẻ như một lực lượng người hâm mộ nào đó đã nhân danh bóng đá để nhắc lại những vấn đề chính trị và những bất đồng trong lịch sử hai nước. Thậm chí một băng-rôn cực lớn mà CĐV Nga chăng lên khán đài cũng được cho là mang tính khiêu khích.
Bóng đá đôi khi mang lại những giá trị ngoài thể thao. Bóng đá Nga, bằng cách thi đấu của mình đã tỏ ra khôn khéo khi giữ tỷ số 1-1, vừa đủ giữ nguyên cơ hội vào tứ kết so với các đội trong bảng lại không làm cho tình hình ngoài sân cỏ rắc rối thêm.
Sự thật là tình hình an ninh và những con phố ở thủ đô Warsaw đã thanh bình hơn nhiều. Sẽ rất khó nói là EURO đã có một trận đấu được dàn xếp từ trước nhưng từ việc thay người, đổi chiến thuật đã cho thấy thực sự tuyển Nga cần điểm mà không cần chiến thắng.
Một trận hòa nhưng nói đúng ra là tuyển Nga đã thắng theo cách của họ. Vấn đề đặt ra, vậy thì tính trung thực của bóng môn thể thao vua có bị xâm phạm? Trước khi bàn về chuyện này, có thể thấy, rất nhiều trận đấu đã được chọn mà mục tiêu thắng thua không phải là quan trọng nhất. Trong đó có Việt Nam.
Năm 2003, ở trận đấu cuối V.League diễn ra sân Thiên Trường lúc đó đang xây dựng chuẩn bị SEA Games 22, trước khả năng vỡ sân rất cao do lượng CĐV Nam Định không kiểm soát nổi, đội khách HAGL đã không thắng, thậm chí ngôi sao Kiatisak còn tự đá hỏng quả penalty.
Rất nhiều người thấy đó là một vết gợn nhưng không ai quy cho HAGL và Kiatisak chơi tiêu cực. Trường hợp của đội tuyển Nga có thể cũng như vậy, chiến thắng quan trọng nhưng bóng đá còn nhiều mục tiêu quan trọng hơn. Thành ra, khi tuyển Nga chưa chắc chắn vào tứ kết thì phát biểu của HLV Advocaat sau trận hòa 1-1 hóa ra có rất nhiều ẩn ý khi ông này "nổ" rằng: "Nga mới chính là đội chơi tốt nhất xét về khía cạnh bóng đá và cách chúng tôi chơi bóng".
Nói đến bóng đá hiện đại, nhất là EURO, người ta đang nói đến ảnh hưởng của những ngôi sao lên đội bóng. Đôi khi nó còn được đẩy lên ở mức cao theo cái gọi là chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, mạnh ai nấy đá như đã từng xuất hiện trong những đường bóng đội tuyển Hà Lan hay Bồ Đào Nha.
Những gì Nga đã làm, thực sự họ đã làm rất tốt, vượt lên cá nhân, vượt lên cả đội bóng để fair-play với chủ nhà.
Đâu phải đội bóng nào cũng có thể "thắng theo cách của mình", như Nga.
Trước trận Ba Lan- Nga vấn đề an ninh được đặt lên cao độ và thực tế là đã có những mà ẩu đả của CĐV hai nước. Có vẻ như một lực lượng người hâm mộ nào đó đã nhân danh bóng đá để nhắc lại những vấn đề chính trị và những bất đồng trong lịch sử hai nước. Thậm chí một băng-rôn cực lớn mà CĐV Nga chăng lên khán đài cũng được cho là mang tính khiêu khích.
Bóng đá đôi khi mang lại những giá trị ngoài thể thao. Bóng đá Nga, bằng cách thi đấu của mình đã tỏ ra khôn khéo khi giữ tỷ số 1-1, vừa đủ giữ nguyên cơ hội vào tứ kết so với các đội trong bảng lại không làm cho tình hình ngoài sân cỏ rắc rối thêm.
Nga sẽ bị trừ điểm vì không kiểm soát được đám đông cổ động viên |
Sự thật là tình hình an ninh và những con phố ở thủ đô Warsaw đã thanh bình hơn nhiều. Sẽ rất khó nói là EURO đã có một trận đấu được dàn xếp từ trước nhưng từ việc thay người, đổi chiến thuật đã cho thấy thực sự tuyển Nga cần điểm mà không cần chiến thắng.
Một trận hòa nhưng nói đúng ra là tuyển Nga đã thắng theo cách của họ. Vấn đề đặt ra, vậy thì tính trung thực của bóng môn thể thao vua có bị xâm phạm? Trước khi bàn về chuyện này, có thể thấy, rất nhiều trận đấu đã được chọn mà mục tiêu thắng thua không phải là quan trọng nhất. Trong đó có Việt Nam.
Năm 2003, ở trận đấu cuối V.League diễn ra sân Thiên Trường lúc đó đang xây dựng chuẩn bị SEA Games 22, trước khả năng vỡ sân rất cao do lượng CĐV Nam Định không kiểm soát nổi, đội khách HAGL đã không thắng, thậm chí ngôi sao Kiatisak còn tự đá hỏng quả penalty.
Rất nhiều người thấy đó là một vết gợn nhưng không ai quy cho HAGL và Kiatisak chơi tiêu cực. Trường hợp của đội tuyển Nga có thể cũng như vậy, chiến thắng quan trọng nhưng bóng đá còn nhiều mục tiêu quan trọng hơn. Thành ra, khi tuyển Nga chưa chắc chắn vào tứ kết thì phát biểu của HLV Advocaat sau trận hòa 1-1 hóa ra có rất nhiều ẩn ý khi ông này "nổ" rằng: "Nga mới chính là đội chơi tốt nhất xét về khía cạnh bóng đá và cách chúng tôi chơi bóng".
Nói đến bóng đá hiện đại, nhất là EURO, người ta đang nói đến ảnh hưởng của những ngôi sao lên đội bóng. Đôi khi nó còn được đẩy lên ở mức cao theo cái gọi là chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, mạnh ai nấy đá như đã từng xuất hiện trong những đường bóng đội tuyển Hà Lan hay Bồ Đào Nha.
Những gì Nga đã làm, thực sự họ đã làm rất tốt, vượt lên cá nhân, vượt lên cả đội bóng để fair-play với chủ nhà.
Đâu phải đội bóng nào cũng có thể "thắng theo cách của mình", như Nga.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận