(VTC News) – “Mỗi lần động đất xong, y như rằng mấy ổng lại kết luận đập thủy điện 'vẫn an toàn'. Dân chúng tôi chán cái chữ 'vẫn an toàn' ấy lắm rồi," ông Trần Văn Ý, thị trấn Trà My cho biết.
Kết luận kiểu đó, sao dân tin?
Liên quan đến sự kiện ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) bày tỏ quan điểm sẽ không tiếp các đoàn Trung ương đến Sông Tranh 2 để kiểm tra động đất nữa, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Trà My cũng đã bày tỏ những bức xúc của mình.
Ông Trần Văn Ý, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My cho biết : “Yên tâm sao được, cứ nghe động đất là sợ chớ lo gì nữa. Còn đoàn kiểm tra thì lên nhiều rồi, nói dân tụi tui nên tin các ông, an tâm sinh sống. Nhưng rồi cứ thế, nổ miết như ri sao an tâm. Làm kiểu này làm sao dân tin cho được.
Theo tui, cấp trên phải làm gì chớ để dân tui sống yên ổn chứ kiểu này sao được. Phá bỏ cái thủy điện này đi thì chắc gì mấy ổng đã chịu, còn để thì nổ miết như gì đây. Cái này do mấy ông ở trên chớ hỏi dân tụi tui, tụi tui biết nói sao”.
Còn ông Phạm Đức Hội, thôn 5, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My cho biết: “Nói chung là các nhà khoa học lên cũng nhiều, nói này này nọ, nghiên cứu đủ hết, nhưng đến giờ người dân tụi tui chỉ biết động đất là nhà sập, nứt và hoang mang”.
“Các nhà khoa học cứ kết luận này, kết luận nọ, nhưng nếu có chuyện gì, ai chịu trách nhiệm thì không ai nói. Nhà bán thì không ai mua, ở thì không an tâm, nhưng cũng đành chịu chấp nhận chứ biết làm sao. Kết luận mà kết luận kiểu này thì kết luận làm gì, lên làm gì.
Làm sao mà dân tụi tui tin được nữa. Kết luận là phải nói được sao là an toàn, động đất kích thích đến khi nào là hết, thiệt hại vậy ai chịu...”, ông Hội bức xúc nói.
Chiều 21/11, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: “Phát ngôn của anh Tuấn hôm 20/11 là chưa chuẩn xác. Tuy nhiên cũng hiểu được bức xúc của anh em, vì mỗi lần về, các vị cứ kết luận đập an toàn, ngoài ra không có động thái gì để người dân an tâm nên anh em bức xúc và nói như vậy”.
“Các đoàn Trung ương về đây cũng là vì trách nhiệm chung, nên góc độ nào đó cũng thông cảm với họ. Nhưng cũng có thể hiểu bức xúc của anh Tuấn, địa phương cứ lấy uy tín của chính quyền ra để tuyên truyền, an dân, nhưng rồi lại kết luận không đúng với thực tiễn. Nên bây giờ không thể căn cứ vào mấy cái kết luận đó mà tuyên truyền để dân tin được. Mà bây giờ có tuyên truyền vậy, dân cũng không tin.
Như tôi đi tuyên truyền trực tiếp, người dân cũng có tin nữa đâu. Đến tui, tui cũng bức xúc, bức xúc lắm chớ, những phải kìm nén vì cái chung cho dân. Bây giờ, làm được gì cho dân thì làm, chớ đừng nói nữa”, ông Phong chia sẻ.
Đối mặt nguy cơ thiếu ăn
Trước đó, tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Nam, đại diện các huyện cho rằng, toàn tỉnh có gần 50 thủy điện lớn nhỏ, nhiều dự án đã đưa vào vận hành, khai thác, nhưng đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các khu tái định cư thủy điện vẫn còn bấp bênh.
Nhiều khu tái định cư, người dân không có đất canh tác, sản xuất phải đối mặt với nguy cơ tái nghèo và phải cứu đói nếu không có biện pháp lâu dài.
Chủ tịch UBND huyện Đông Giang Đỗ Tài bức xúc: “Dự án thủy điện có xây dựng khu tái định cư nhưng không có đất sản xuất thì làm sao người dân sinh sống. Gần như 100% hộ dân tại các khu tái định cư thủy điện này có nguy cơ tái nghèo và trở thành hộ nghèo. Nhiều hộ đứng trước nguy cơ phải cứu đói”.
Theo thống kê của Chi cục phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam), trong các thủy điện lớn do EVN làm chủ đầu tư là Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, A Vương…với tổng diện tích bị ngập hơn 5.710ha. Trong đó, hơn 31 ha là đất ở, hơn 2.000 ha đất nông nghiệp…
Đặc biệt có đến 3.519 hộ dân bị ảnh hưởng, cùng hơn 1.600 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên, công tác tái định cư của các dự án thực hiện mang tính “chiếu lệ”.
“Nhà ở do chủ đầu tư dự án thủy điện xây dựng chưa phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào. Đất sản xuất có bố trí nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất,"ông Nguyễn Đình Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Quảng Nam nói.
"Chính vì vậy, hiện tượng người dân tái định cư phá rừng để làm nương rẫy ngày càng gia tăng, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác cần xem xét."
Đáng lo ngại nhất, tại huyện Bắc Trà My, người dân đang đối mặt với nguy cơ thiếu ăn, trong khi công tác an dân gặp rất nhiều khó khăn.
“Lợi ích kinh tế của thủy điện tuy cần thiết nhưng không thể đánh đổi với tính mạng của người dân khi động đất do thủy điện gây ra liên tục xảy ra. Động đất cùng với thiếu đất sản xuất đang khiến người dân đứng trước nguy cơ thiếu ăn,"ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện lo ngại.
Bên cạnh đó, công tác an dân hiện tại đang là vấn đề vô cùng khó khăn nên cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất; nhanh chóng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để người dân yên tâm sinh sống”.
Bửu Lân
Liên quan đến sự kiện ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) bày tỏ quan điểm sẽ không tiếp các đoàn Trung ương đến Sông Tranh 2 để kiểm tra động đất nữa, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Trà My cũng đã bày tỏ những bức xúc của mình.
Người dân Bắc Trà My khó lòng tin các kết luận của các nhà khoa học khi thực tiễn khác với báo cáo. |
Ông Trần Văn Ý, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My cho biết : “Yên tâm sao được, cứ nghe động đất là sợ chớ lo gì nữa. Còn đoàn kiểm tra thì lên nhiều rồi, nói dân tụi tui nên tin các ông, an tâm sinh sống. Nhưng rồi cứ thế, nổ miết như ri sao an tâm. Làm kiểu này làm sao dân tin cho được.
Theo tui, cấp trên phải làm gì chớ để dân tui sống yên ổn chứ kiểu này sao được. Phá bỏ cái thủy điện này đi thì chắc gì mấy ổng đã chịu, còn để thì nổ miết như gì đây. Cái này do mấy ông ở trên chớ hỏi dân tụi tui, tụi tui biết nói sao”.
|
“Các nhà khoa học cứ kết luận này, kết luận nọ, nhưng nếu có chuyện gì, ai chịu trách nhiệm thì không ai nói. Nhà bán thì không ai mua, ở thì không an tâm, nhưng cũng đành chịu chấp nhận chứ biết làm sao. Kết luận mà kết luận kiểu này thì kết luận làm gì, lên làm gì.
Làm sao mà dân tụi tui tin được nữa. Kết luận là phải nói được sao là an toàn, động đất kích thích đến khi nào là hết, thiệt hại vậy ai chịu...”, ông Hội bức xúc nói.
Nhà nứt, sập, dân hoang mang...nhưng ai chịu trách nhiệm khi có sự cố là vấn đề mà người dân cần có câu trả lời |
Chiều 21/11, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: “Phát ngôn của anh Tuấn hôm 20/11 là chưa chuẩn xác. Tuy nhiên cũng hiểu được bức xúc của anh em, vì mỗi lần về, các vị cứ kết luận đập an toàn, ngoài ra không có động thái gì để người dân an tâm nên anh em bức xúc và nói như vậy”.
“Các đoàn Trung ương về đây cũng là vì trách nhiệm chung, nên góc độ nào đó cũng thông cảm với họ. Nhưng cũng có thể hiểu bức xúc của anh Tuấn, địa phương cứ lấy uy tín của chính quyền ra để tuyên truyền, an dân, nhưng rồi lại kết luận không đúng với thực tiễn. Nên bây giờ không thể căn cứ vào mấy cái kết luận đó mà tuyên truyền để dân tin được. Mà bây giờ có tuyên truyền vậy, dân cũng không tin.
Như tôi đi tuyên truyền trực tiếp, người dân cũng có tin nữa đâu. Đến tui, tui cũng bức xúc, bức xúc lắm chớ, những phải kìm nén vì cái chung cho dân. Bây giờ, làm được gì cho dân thì làm, chớ đừng nói nữa”, ông Phong chia sẻ.
Đối mặt nguy cơ thiếu ăn
Nhà tái định cư các dự án thủy điện thiếu đất sản xuất đẩy khó cho người dân nhường đất cho dự án thủy điện |
Trước đó, tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Nam, đại diện các huyện cho rằng, toàn tỉnh có gần 50 thủy điện lớn nhỏ, nhiều dự án đã đưa vào vận hành, khai thác, nhưng đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các khu tái định cư thủy điện vẫn còn bấp bênh.
Nhiều khu tái định cư, người dân không có đất canh tác, sản xuất phải đối mặt với nguy cơ tái nghèo và phải cứu đói nếu không có biện pháp lâu dài.
Chủ tịch UBND huyện Đông Giang Đỗ Tài bức xúc: “Dự án thủy điện có xây dựng khu tái định cư nhưng không có đất sản xuất thì làm sao người dân sinh sống. Gần như 100% hộ dân tại các khu tái định cư thủy điện này có nguy cơ tái nghèo và trở thành hộ nghèo. Nhiều hộ đứng trước nguy cơ phải cứu đói”.
Theo thống kê của Chi cục phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam), trong các thủy điện lớn do EVN làm chủ đầu tư là Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, A Vương…với tổng diện tích bị ngập hơn 5.710ha. Trong đó, hơn 31 ha là đất ở, hơn 2.000 ha đất nông nghiệp…
Đặc biệt có đến 3.519 hộ dân bị ảnh hưởng, cùng hơn 1.600 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên, công tác tái định cư của các dự án thực hiện mang tính “chiếu lệ”.
|
"Chính vì vậy, hiện tượng người dân tái định cư phá rừng để làm nương rẫy ngày càng gia tăng, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác cần xem xét."
Theo ông Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, người dân vùng thủy điện đang đối mặt với nguy cơ tái nghèo và nguy cơ thiếu ăn do thiếu đất sản xuất |
Đáng lo ngại nhất, tại huyện Bắc Trà My, người dân đang đối mặt với nguy cơ thiếu ăn, trong khi công tác an dân gặp rất nhiều khó khăn.
“Lợi ích kinh tế của thủy điện tuy cần thiết nhưng không thể đánh đổi với tính mạng của người dân khi động đất do thủy điện gây ra liên tục xảy ra. Động đất cùng với thiếu đất sản xuất đang khiến người dân đứng trước nguy cơ thiếu ăn,"ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện lo ngại.
Bên cạnh đó, công tác an dân hiện tại đang là vấn đề vô cùng khó khăn nên cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất; nhanh chóng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để người dân yên tâm sinh sống”.
Bửu Lân
Bình luận