Sáng 5/6, tại cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành, Quảng Nam, 15 tàu cá và hơn 150 ngư dân này sau gần 1 tháng vươn khơi đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa đã cập cảng trong sự chào đón của hàng trăm người dân. Đây là chuyến ra khơi nhiều khó khăn, do tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, cản trở lối ra vào ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vừa cập cảng, ngư dân Nguyễn Riện (71 tuổi), trú xã Tam Quang, Núi Thành - thuyền trưởng tàu Qna-91927TS có công suất 450CV và tàu Qna-90161TS có công suất 165CV cho biết: "Chưa có lúc nào mà ngư dân ra khơi đánh bắt trên vùng biển ngư trường Hoàng Sa lại khó khăn như thời gian này. Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép thì tàu cá của chúng tôi liên tục bị tàu cá Trung Quốc uy hiếp, xua đuổi”.
Còn ngư dân Ngô Thanh Việt, Phó thuyền trưởng tàu cá Qna 91559-TS trú xã Tam Hải, Núi Thành bày tỏ sự bức xúc: "Tàu tôi cùng 14 chiếc tàu khác của ngư dân huyện Núi Thành xuất bến ra Hoàng Sa vào ngày 12/5, đến ngày 14/5 trong khi đội tàu của chúng tôi gồm 4 chiếc đang hành nghề đánh bắt thì có đến 47 chiếc tàu cá của Trung Quốc ngang ngược tấn công, cản trở tàu chúng tôi. Hung hăng nhất tàu cá Trung Quốc mang biển hiệu 11075 vỏ thép phía mũi tàu (được thiết kế theo cách phá băng) áp sát tàu của tôi và cho mũi tàu đâm mạnh, trực diện vào đuôi tàu.
Không những thế tàu cá Trung Quốc còn phun nước vào tàu cá của tôi. Chúng tôi phải dùng đến 4 máy bơm nước và sự hỗ trợ của các tàu bạn mới bơm hết nước ra được, nếu không tàu đã bị chìm... Dù tàu hư hỏng, nhưng anh em tôi vẫn cương quyết bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống. Qua gần 1 tháng đánh bắt, tàu chỉ thu vào được gần 7 tấn hải sản, tổng doanh thu gần 150 triệu đồng, chuyến biển này thu không đủ bù tổn phí. Hơn 25 năm đi biển Hoàng Sa chưa có chuyến biển nào thất thu như chuyến biển này”.
Anh Việt còn cho biết, trong lúc tàu của anh cùng 14 tàu ngư dân Núi Thành đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa, ban ngày lẫn ban đêm, lúc nào cũng có vài chục chiếc tàu cá Trung Quốc chạy đến uy hiếp. "Tàu cá của họ vỏ sắt lại có công suất lớn gấp đôi tàu cá của mình, mũi tàu được thiết kế phá băng, lúc nào cũng sẵn sàng đâm va khiến ngư dân chúng tôi khó mà yên tâm đánh bắt trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của mình”, anh Việt nói.
Cho dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi được hỏi, anh và bạn tàu có trở lại vùng biển Hoàng Sa không? Anh Việt khẳng định: "Dù cho khó khăn, dù tàu cá Trung Quốc liên tục gây hấn, uy hiếp chúng tôi vẫn vươn khơi bám biển. Trên biển chúng tôi thành lập đội khoảng 4 đến 5 tàu để hỗ trợ nhau vừa đánh bắt vừa bảo vệ vùng biển chủ quyền. Chúng tôi yên tâm bám biển vì còn có cả sự hỗ trợ của Cảnh sát biển, Kiểm ngư…Sau đợt nghỉ trăng này, tất cả tàu chúng tôi lại vươn thẳng tiến Hoàng Sa…”.
Thượng tá Võ Quốc Trường, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Kỳ Hà cho biết: "Không những Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam mà còn gây khó cho ngư dân Quảng Nam nói riêng và cả khu vực nói chung khi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa. Để bảo vệ ngư dân yên tâm bám biển, chúng tôi đã phối hợp với Cảnh sát biển luôn luôn nắm bắt tình hình trên biển, kịp thời hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho ngư dân yên tâm bám biển”.
Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Nam đã động viên ngư dân và hỗ trợ cho 15 tàu cá cùng với 150 ngư dân vừa từ Hoàng Sa trở về. Theo đó, mỗi chủ tàu được hỗ trợ 2 triệu đồng, thuyền viên 1 triệu đồng/người; UBND TP Hội An hỗ trợ số tiền 300 triệu đồng; UBND huyện Núi Thành hỗ trợ mỗi ngư dân 500.000 đồng cho số thuyền viên của 15 tàu cá nói trên.
Khánh Hòa: Ngư dân kiên trì bám biển
Sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa đang gây cản trở ngư dân Việt Nam khi đi khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên ngư dân vẫn kiên trì, hăng hái quyết tâm ra khơi. Những ngày này, tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang vẫn tấp nập tàu cá vào ra. Nhiều tàu cá vừa từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa trở về, bán cá xong lại nhanh chóng chuẩn bị nhiên liệu, lương thực để ra khơi.
Ông Nguyễn Nuôi, 59 tuổi ngư dân phường Vĩnh Phước khẳng định: Sự ngang ngược của phía Trung Quốc càng làm ngư dân kiên trì bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Còn ông Nguyễn Văn Tính, chủ tàu cá KH 96057 ở phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang cho biết: Hơn 30 năm gắn bó với các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, ông và ngư dân địa phương rất bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngư dân chúng tôi vẫn ngày đêm bám biển Trường Sa, Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 9.800 phương tiện đánh bắt, trong đó khoảng 500 phương tiện công suất trên 300 CV đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Tổng sản lượng khai thác biển từ đầu năm đến nay của tỉnh ước đạt hơn 33.000 tấn.
» Cờ Tổ quốc tung bay giữa trời nước Hoàng Sa
» Công bố clip, số liệu tố cáo tàu Trung Quốc vô nhân đạo
» Nhà nước phong kiến Việt Nam dạy trẻ nhỏ về chủ quyền Hoàng Sa thế nào?
Theo Đại Đoàn Kết
Những hùng binh trở về từ Hoàng Sa vẫn quyết tâm bám biển |
Vừa cập cảng, ngư dân Nguyễn Riện (71 tuổi), trú xã Tam Quang, Núi Thành - thuyền trưởng tàu Qna-91927TS có công suất 450CV và tàu Qna-90161TS có công suất 165CV cho biết: "Chưa có lúc nào mà ngư dân ra khơi đánh bắt trên vùng biển ngư trường Hoàng Sa lại khó khăn như thời gian này. Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép thì tàu cá của chúng tôi liên tục bị tàu cá Trung Quốc uy hiếp, xua đuổi”.
Còn ngư dân Ngô Thanh Việt, Phó thuyền trưởng tàu cá Qna 91559-TS trú xã Tam Hải, Núi Thành bày tỏ sự bức xúc: "Tàu tôi cùng 14 chiếc tàu khác của ngư dân huyện Núi Thành xuất bến ra Hoàng Sa vào ngày 12/5, đến ngày 14/5 trong khi đội tàu của chúng tôi gồm 4 chiếc đang hành nghề đánh bắt thì có đến 47 chiếc tàu cá của Trung Quốc ngang ngược tấn công, cản trở tàu chúng tôi. Hung hăng nhất tàu cá Trung Quốc mang biển hiệu 11075 vỏ thép phía mũi tàu (được thiết kế theo cách phá băng) áp sát tàu của tôi và cho mũi tàu đâm mạnh, trực diện vào đuôi tàu.
Không những thế tàu cá Trung Quốc còn phun nước vào tàu cá của tôi. Chúng tôi phải dùng đến 4 máy bơm nước và sự hỗ trợ của các tàu bạn mới bơm hết nước ra được, nếu không tàu đã bị chìm... Dù tàu hư hỏng, nhưng anh em tôi vẫn cương quyết bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống. Qua gần 1 tháng đánh bắt, tàu chỉ thu vào được gần 7 tấn hải sản, tổng doanh thu gần 150 triệu đồng, chuyến biển này thu không đủ bù tổn phí. Hơn 25 năm đi biển Hoàng Sa chưa có chuyến biển nào thất thu như chuyến biển này”.
Anh Việt còn cho biết, trong lúc tàu của anh cùng 14 tàu ngư dân Núi Thành đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa, ban ngày lẫn ban đêm, lúc nào cũng có vài chục chiếc tàu cá Trung Quốc chạy đến uy hiếp. "Tàu cá của họ vỏ sắt lại có công suất lớn gấp đôi tàu cá của mình, mũi tàu được thiết kế phá băng, lúc nào cũng sẵn sàng đâm va khiến ngư dân chúng tôi khó mà yên tâm đánh bắt trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của mình”, anh Việt nói.
Cho dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi được hỏi, anh và bạn tàu có trở lại vùng biển Hoàng Sa không? Anh Việt khẳng định: "Dù cho khó khăn, dù tàu cá Trung Quốc liên tục gây hấn, uy hiếp chúng tôi vẫn vươn khơi bám biển. Trên biển chúng tôi thành lập đội khoảng 4 đến 5 tàu để hỗ trợ nhau vừa đánh bắt vừa bảo vệ vùng biển chủ quyền. Chúng tôi yên tâm bám biển vì còn có cả sự hỗ trợ của Cảnh sát biển, Kiểm ngư…Sau đợt nghỉ trăng này, tất cả tàu chúng tôi lại vươn thẳng tiến Hoàng Sa…”.
Thượng tá Võ Quốc Trường, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Kỳ Hà cho biết: "Không những Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam mà còn gây khó cho ngư dân Quảng Nam nói riêng và cả khu vực nói chung khi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa. Để bảo vệ ngư dân yên tâm bám biển, chúng tôi đã phối hợp với Cảnh sát biển luôn luôn nắm bắt tình hình trên biển, kịp thời hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho ngư dân yên tâm bám biển”.
Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Nam đã động viên ngư dân và hỗ trợ cho 15 tàu cá cùng với 150 ngư dân vừa từ Hoàng Sa trở về. Theo đó, mỗi chủ tàu được hỗ trợ 2 triệu đồng, thuyền viên 1 triệu đồng/người; UBND TP Hội An hỗ trợ số tiền 300 triệu đồng; UBND huyện Núi Thành hỗ trợ mỗi ngư dân 500.000 đồng cho số thuyền viên của 15 tàu cá nói trên.
Khánh Hòa: Ngư dân kiên trì bám biển
Sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa đang gây cản trở ngư dân Việt Nam khi đi khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên ngư dân vẫn kiên trì, hăng hái quyết tâm ra khơi. Những ngày này, tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang vẫn tấp nập tàu cá vào ra. Nhiều tàu cá vừa từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa trở về, bán cá xong lại nhanh chóng chuẩn bị nhiên liệu, lương thực để ra khơi.
Ông Nguyễn Nuôi, 59 tuổi ngư dân phường Vĩnh Phước khẳng định: Sự ngang ngược của phía Trung Quốc càng làm ngư dân kiên trì bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Còn ông Nguyễn Văn Tính, chủ tàu cá KH 96057 ở phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang cho biết: Hơn 30 năm gắn bó với các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, ông và ngư dân địa phương rất bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngư dân chúng tôi vẫn ngày đêm bám biển Trường Sa, Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 9.800 phương tiện đánh bắt, trong đó khoảng 500 phương tiện công suất trên 300 CV đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Tổng sản lượng khai thác biển từ đầu năm đến nay của tỉnh ước đạt hơn 33.000 tấn.
» Cờ Tổ quốc tung bay giữa trời nước Hoàng Sa
» Công bố clip, số liệu tố cáo tàu Trung Quốc vô nhân đạo
» Nhà nước phong kiến Việt Nam dạy trẻ nhỏ về chủ quyền Hoàng Sa thế nào?
Theo Đại Đoàn Kết
Bình luận