(VTC News) - Sáng 20/2, ông Hoàng Hữu Phước đã gửi thư xin lỗi ông Dương Trung Quốc thông qua Đoàn ĐBQH TP.HCM.
'Làm như vậy để thể hiện mình là người hiểu biết, có lòng phục thiện, chân tình, nghiêm túc, công khai', ông Phước nói.Đồng thời, ông Phước cho biết, không nghĩ đến việc từ nhiệm.
'Ví dụ tôi là bác sĩ phẫu thuật thần kinh duy nhất trong bệnh viện nhưng phạm tội tham ô, vậy thì tôi có hành vi gì thì xử lý tội ấy.Khi nào mà mình gây ra cái chết cho bệnh nhân, không cứu được ai thì tôi mới ra đi, bỏ nghề bác sĩ chứ không bao giờ tôi làm cái việc từ nhiệm', ĐB Hoàng Hữu Phước nhấn mạnh.
Báo Pháp luật TP.HCM cũng đưa thông tin buổi chia sẻ của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Hữu Phước với báo chí xung quanh bài viết công kích ông Dương Trung Quốc (Dương Trung Quốc: Bốn điều sai năm cũ (Tứ Đại Ngu) trên blog cá nhân.
Ông Hoàng Hữu Phước khẳng định đã sai về phương pháp truyền tải chính kiến của mình và chấp nhận sự sai ấy như một sự phục thiện. Nhưng cái sai này xuất phát từ việc ông Phước có thói quen viết blog từ hơn 10 năm nay.
"Tôi cứ nghĩ, khi tôi không đồng ý về vấn đề nào đó thì tôi viết ra chính kiến của mình và đưa lên blog ai đọc hay không đọc thì thôi, xem như “thùng nước đá” đặt bên lề đường cho mọi người đi qua uống hay không uống thì tùy", ông Phước nói.
Trước câu hỏi, Vậy ý ông là ông chỉ sai về mặt phương pháp truyền tải chính kiến của mình? Nhưng chắc ông biết rằng mình đang là ĐBQH và người dân thật khó chấp nhận khi đọc những câu chữ, lời lẽ miệt thị, đả kích trong bài viết?
Ông Phước trả lời: Ban đầu tôi chủ quan nghĩ “có gì đâu”, bài viết của mình trên blog như “thùng nước đá” đặt dọc đường. Nhưng giờ đã thay đổi nhận thức của mình rằng việc đưa chính kiến lên blog đâu phải “như thùng nước đá” kia sao cũng được; ai muốn uống hay không uống cũng được. Hai năm nay, tôi không chỉ là một công dân thường mà còn là một ĐBQH. Tôi phải làm sao để thùng nước đá kia phải là thùng nước tinh khiết. Người ta khi uống cũng phải uống được nước ngon chứ không phải nước không sạch.
Tôi cũng thấy rằng việc mình làm dễ để cho các thế lực khác lợi dụng công kích. Vì họ sẽ đặt ra câu hỏi: Có ai đứng đằng sau lưng giật dây tôi; QH mất đoàn kết, hay có vấn đề gì trong tranh luận nghị trường để đến nỗi các ĐB phải viết blog giãi bày… Tôi đã rút ra bài học sâu sắc cho mình là không nên tạo cớ cho cộng đồng mạng nổi giận, cử tri bức xúc và các thế lực khác lợi dụng.
Xung quanh vấn đề người dân mong có một không khí tranh luận thẳng thắn trong nghị trường, rất mong các ĐBQH phản biện, góp ý xây dựng chính sách, luật pháp để phát triển đất nước. Nhưng sự thật là không ai trông chờ kiểu tranh luận như trường hợp của ông Phước trong sự việc này cả? Ông Phước giãi bày: “Điều này đúng! Tôi không nói thêm gì ở đây”.
Với câu hỏi, các ý kiến về dự luật Biểu tình vào kỳ họp cuối năm 2011. Hỏi thật, ông có cay cú không?Ông Phước đáp: “Không có sự cay cú nào. Tôi chỉ nêu chính kiến cá nhân. Tuy nhiên, tôi không lường trước hậu quả sự việc này. Tôi cũng không phản đối Luật Biểu tình. Tôi chỉ cảnh báo các hệ quả gặp phải đối với người dân thôi. Giả dụ như một ông bố đặt con lên vai để đi biểu tình, ai đó lợi dụng tạt sơn vào, rồi chụp ảnh tung lên mạng la lên là Nhà nước đàn áp dân biểu tình thì sao?
Hay như bà bán hàng rong sẽ bị thiệt hại vì biểu tình làm bà bán hàng không được thì sao? Trong chương trình hành động tôi có nói “tôi lo trước cái lo thiên hạ” và tôi cho là tôi giữ được điều này - cái không phải ĐB nào cũng có. Tôi chỉ lo, lường trước cho dân thôi”.
Xung quanh ý kiến cho rằng Quốc hội nên bãi miễn tư cách ĐBQH, ông Phước nói: “Vấn đề này có quy trình, quy định rất cụ thể. Nếu xảy ra thì tôi tuân theo xử lý của QH mà không phàn nàn gì. Chẳng hạn như khi bị cảnh sát thổi phạt vì vượt đèn đỏ, anh không thể biện bạch vì anh đau bụng nên phải chạy vượt đèn.
Nhưng đây cũng là cơ hội tốt cho hai vấn đề: Một là cho mọi người về cách dùng từ ngữ phải thận trọng, không nên dùng từ nặng nề xúc phạm người khác. Thứ hai, tôi sẽ cho mọi người thấy nếu tôi có ra khỏi QH cũng không hề nói xấu Đảng, Nhà nước hay tổ chức mà mình đã từng tham gia như một số ít người mới ra đi là đã quay lưng lại nói xấu. Tôi vẫn là tôi, dù có bị ra khỏi QH, tôi cũng sẽ góp công sức xây dựng đất nước. “Thất phu hữu trách” tức kẻ vô học còn có trách nhiệm xây dựng đất nước nữa là tôi”,
K.Vui (tổng hợp)
Đích thân ông Hoàng Hữu Phước đã mang 2 lá thư đến Văn phòng Đoàn ĐBQH TPHCM (số 2bis, đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM).
Một lá thư gửi cho ông Dương Trung Quốc thông qua văn phòng Đoàn ĐBQH TP HCM và một lá gửi cho văn phòng Đoàn.Nội dung thư không được tiết lộ.
Trước đó, chiều ngày 19/2, trao đổi với Dân Trí, ông Phước cho biết, sở dĩ ông không gửi trực tiếp thư xin lỗi cho ông Dương Trung Quốc vì có thể sẽ... không có bằng chứng là ông đã xin lỗi.Hơn nữa, ông Phước muốn tuân thủ theo quy trình của tổ chức nên gửi thư thông qua văn phòng Đoàn ĐBQH TP.HCM.
ĐB Phước chia sẻ với báo chí |
'Làm như vậy để thể hiện mình là người hiểu biết, có lòng phục thiện, chân tình, nghiêm túc, công khai', ông Phước nói.Đồng thời, ông Phước cho biết, không nghĩ đến việc từ nhiệm.
'Ví dụ tôi là bác sĩ phẫu thuật thần kinh duy nhất trong bệnh viện nhưng phạm tội tham ô, vậy thì tôi có hành vi gì thì xử lý tội ấy.Khi nào mà mình gây ra cái chết cho bệnh nhân, không cứu được ai thì tôi mới ra đi, bỏ nghề bác sĩ chứ không bao giờ tôi làm cái việc từ nhiệm', ĐB Hoàng Hữu Phước nhấn mạnh.
Báo Pháp luật TP.HCM cũng đưa thông tin buổi chia sẻ của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Hữu Phước với báo chí xung quanh bài viết công kích ông Dương Trung Quốc (Dương Trung Quốc: Bốn điều sai năm cũ (Tứ Đại Ngu) trên blog cá nhân.
Ông Hoàng Hữu Phước khẳng định đã sai về phương pháp truyền tải chính kiến của mình và chấp nhận sự sai ấy như một sự phục thiện. Nhưng cái sai này xuất phát từ việc ông Phước có thói quen viết blog từ hơn 10 năm nay.
"Tôi cứ nghĩ, khi tôi không đồng ý về vấn đề nào đó thì tôi viết ra chính kiến của mình và đưa lên blog ai đọc hay không đọc thì thôi, xem như “thùng nước đá” đặt bên lề đường cho mọi người đi qua uống hay không uống thì tùy", ông Phước nói.
Trước câu hỏi, Vậy ý ông là ông chỉ sai về mặt phương pháp truyền tải chính kiến của mình? Nhưng chắc ông biết rằng mình đang là ĐBQH và người dân thật khó chấp nhận khi đọc những câu chữ, lời lẽ miệt thị, đả kích trong bài viết?
Bài viết của ông Hoàng Hữu Phước về đại biểu Dương Trung Quốc trên blog đã được gỡ bỏ. |
Ông Phước trả lời: Ban đầu tôi chủ quan nghĩ “có gì đâu”, bài viết của mình trên blog như “thùng nước đá” đặt dọc đường. Nhưng giờ đã thay đổi nhận thức của mình rằng việc đưa chính kiến lên blog đâu phải “như thùng nước đá” kia sao cũng được; ai muốn uống hay không uống cũng được. Hai năm nay, tôi không chỉ là một công dân thường mà còn là một ĐBQH. Tôi phải làm sao để thùng nước đá kia phải là thùng nước tinh khiết. Người ta khi uống cũng phải uống được nước ngon chứ không phải nước không sạch.
Tôi cũng thấy rằng việc mình làm dễ để cho các thế lực khác lợi dụng công kích. Vì họ sẽ đặt ra câu hỏi: Có ai đứng đằng sau lưng giật dây tôi; QH mất đoàn kết, hay có vấn đề gì trong tranh luận nghị trường để đến nỗi các ĐB phải viết blog giãi bày… Tôi đã rút ra bài học sâu sắc cho mình là không nên tạo cớ cho cộng đồng mạng nổi giận, cử tri bức xúc và các thế lực khác lợi dụng.
Xung quanh vấn đề người dân mong có một không khí tranh luận thẳng thắn trong nghị trường, rất mong các ĐBQH phản biện, góp ý xây dựng chính sách, luật pháp để phát triển đất nước. Nhưng sự thật là không ai trông chờ kiểu tranh luận như trường hợp của ông Phước trong sự việc này cả? Ông Phước giãi bày: “Điều này đúng! Tôi không nói thêm gì ở đây”.
Với câu hỏi, các ý kiến về dự luật Biểu tình vào kỳ họp cuối năm 2011. Hỏi thật, ông có cay cú không?Ông Phước đáp: “Không có sự cay cú nào. Tôi chỉ nêu chính kiến cá nhân. Tuy nhiên, tôi không lường trước hậu quả sự việc này. Tôi cũng không phản đối Luật Biểu tình. Tôi chỉ cảnh báo các hệ quả gặp phải đối với người dân thôi. Giả dụ như một ông bố đặt con lên vai để đi biểu tình, ai đó lợi dụng tạt sơn vào, rồi chụp ảnh tung lên mạng la lên là Nhà nước đàn áp dân biểu tình thì sao?
Hay như bà bán hàng rong sẽ bị thiệt hại vì biểu tình làm bà bán hàng không được thì sao? Trong chương trình hành động tôi có nói “tôi lo trước cái lo thiên hạ” và tôi cho là tôi giữ được điều này - cái không phải ĐB nào cũng có. Tôi chỉ lo, lường trước cho dân thôi”.
Xung quanh ý kiến cho rằng Quốc hội nên bãi miễn tư cách ĐBQH, ông Phước nói: “Vấn đề này có quy trình, quy định rất cụ thể. Nếu xảy ra thì tôi tuân theo xử lý của QH mà không phàn nàn gì. Chẳng hạn như khi bị cảnh sát thổi phạt vì vượt đèn đỏ, anh không thể biện bạch vì anh đau bụng nên phải chạy vượt đèn.
Nhưng đây cũng là cơ hội tốt cho hai vấn đề: Một là cho mọi người về cách dùng từ ngữ phải thận trọng, không nên dùng từ nặng nề xúc phạm người khác. Thứ hai, tôi sẽ cho mọi người thấy nếu tôi có ra khỏi QH cũng không hề nói xấu Đảng, Nhà nước hay tổ chức mà mình đã từng tham gia như một số ít người mới ra đi là đã quay lưng lại nói xấu. Tôi vẫn là tôi, dù có bị ra khỏi QH, tôi cũng sẽ góp công sức xây dựng đất nước. “Thất phu hữu trách” tức kẻ vô học còn có trách nhiệm xây dựng đất nước nữa là tôi”,
K.Vui (tổng hợp)
Bình luận