• Zalo

Đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng xôn xao dư luận: Chủ nhiệm khoa Luật lên tiếng

Giáo dụcThứ Tư, 22/08/2018 12:58:00 +07:00 Google News

PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh - Chủ nhiệm Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định không dùng chương trình đào tạo thạc sĩ “Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng” để đánh bóng tên tuổi.

PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh - Chủ nhiệm khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng chú trọng nhiều đến việc đào tạo kĩ năng nhận diện những mặt còn hạn chế trong quản trị nhà nước để phòng, chống tham nhũng.

Cho nên, nếu những người đang giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước theo học họ sẽ có nhận thức tốt hơn về cách thức hành xử trong công tác quản lí điều hành, khi có quyền lực trong tay để tuân thủ pháp luật và phục lợi ích chung cho cộng đồng, biết được các phương pháp xử lí và thu hồi hiệu quả tài sản có được do tham nhũng. Những người đang không nắm giữ chức vụ gì có thể qua chương trình này để có khả năng nhận diện được các vấn đề pháp lí liên quan đến tham nhũng.

- Nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh việc đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng?

que-anh 3

 

Với thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với vị thế của Khoa Luật hiện nay chúng tôi không cần dùng chương trình này để đánh bóng tên tuổi

PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh - Chủ nhiệm Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhiều ý kiến đồng tình với Khoa Luật nhưng cũng có ý kiến cho rằng chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng của chúng tôi có vẻ là để phô trương. Tuy nhiên, với thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với vị thế của Khoa Luật hiện nay chúng tôi không cần dùng chương trình này để đánh bóng tên tuổi.

Ở đây là sự thể hiện trách nhiệm xã hội đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng đang rốt ráo. Những người không làm được thì cũng không nên cản trở hay làm mờ đi những nỗ lực của chúng tôi.

- Nhiều người cho rằng để có một "thạc sĩ chống tham nhũng" thì chỉ mất 20 triệu đồng, chi phí đào tạo như vậy là quá rẻ, thưa bà?

Kinh phí đào tạo đối với chương trình này được áp dụng như các chương trình khác, sẽ áp dụng theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.

- Đây là chương trình đào tạo thạc sĩ đầu tiên ở Việt Nam về Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng. Vậy Khoa Luật đã từng đào tạo ngành học nào có tính đặc thù như vậy hay chưa? 

Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác nghiên cứu. Khoa Luật cũng là một trong những cơ sở được tín nhiệm giao thực hiện nhiều nhiệm vụ đào tạo đầu tiên ở Việt Nam chứ không chỉ riêng chương trình này. Những chương trình khác như đào tạo thạc sĩ Luật biển và quản lý biển, đào tạo thạc sĩ Pháp luật về quyền con người cũng lần đầu tiên được tổ chức giảng dạy tại Khoa Luật.

Quan điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như của Khoa Luật là luôn nỗ lực đi đầu trong các hoạt động nghiên cứu học thuật cũng như đào tạo để góp phần xây dựng nền tảng cho sự phát triển của xã hội, phát triển đất nước.

Công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay đang sôi động như vậy, thì chúng tôi cũng phải cố gắng góp công sức của mình. Việc tiên phong thực hiện đào tạo thạc sĩ về Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng là một cách chúng tôi thể hiện trách nhiệm đối với xã hội.

- Sau khi công bố chương trình đào tạo thì sự quan tâm đối với ngành học thạc sĩ Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng như thế nào, thưa bà?

Hiện nay Khoa Luật đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,  của các cơ quan trung ương, các đơn vị truyền thông lớn, và đặc biệt là sự quan tâm của nhiều người có nhu cầu theo học.

Một phần bởi đây là chương trình có diện tuyển sinh được mở rộng nhất, gồm những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc tốt nghiệp các ngành liên quan mật thiết đến quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (đã được công khai trên trang điện tử law.vnu.edu.vn).

- Vai trò của những thạc sĩ tốt nghiệp chương trình đào tạo này khác thế nào so với những người dân chống tham nhũng và quan chức chống tham nhũng?

Ở đây chúng tôi không phân biệt quan chức hay người dân đi học, khi tham gia học chương trình này thì phải đáp ứng chuẩn đầu vào, bao gồm chuẩn ngoại ngữ…

Chúng tôi chú trọng nhiều đến việc đào tạo kĩ năng nhận diện những mặt còn hạn chế trong quản trị nhà nước để phòng, chống tham nhũng. Cho nên, nếu những người đang giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước theo học họ sẽ có nhận thức tốt hơn về cách thức hành xử trong công tác quản lí điều hành, khi có quyền lực trong tay để tuân thủ pháp luật và phục lợi ích chung cho cộng đồng, biết được các phương pháp xử lí và thu hồi hiệu quả tài sản có được do tham nhũng. Những người đang không nắm giữ chức vụ gì có thể qua chương trình này để có khả năng nhận diện được các vấn đề pháp lí liên quan đến tham nhũng.

Video: 1.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng

- Thanh tra Chính phủ có Cục Phòng chống tham nhũng, Khoa Luật có tham vấn cơ quan này để chương trình đào tạo mang tính thời sự, cập nhật hơn không?

Trong quá trình triển khai đào tạo thì chúng tôi phải tham vấn rất nhiều cơ quan. Điều đáng mừng là chúng tôi đã kết nối và nhận được sự đồng thuận hỗ trợ từ Thanh tra Chính phủ. Khoa cũng sẽ phối kết hợp với các cơ quan có chức năng, có kinh nghiệm, có nguồn lực để thực hiện hiệu quả một chương trình đào tạo tiềm năng như vậy.

- Xin cảm ơn bà!

(Nguồn: Nhà Đầu Tư)
Bình luận
vtcnews.vn