(VTC News) – Đa số các đại biểu Quốc hội đề xuất chỉ nên để 2 mức phiếu để tránh tình trạng chưa bỏ phiếu đã mặc định được tín nhiệm.
Chưa bỏ phiếu đã biết tín nhiệm Chiều 20/11, các đại biểu đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tháng 11/2014 |
Góp ý về các mức độ thể hiện trên phiếu tín nhiệm, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội cho rằng việc giữ nguyên 3 mức tín nhiệm là chưa phù hợp.
Việc lấy phiếu là “thăm dò mức độ tín nhiệm” nên bà Nga cho rằng cần trả lời câu hỏi, chức danh cụ thể được lấy phiếu có được Quốc hội tín nhiệm không, được tín nhiệm ở mức độ nào?
“Quy định 3 mức tín nhiệm dẫn đến hệ quả, chưa cần tiến hành lấy phiếu đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm, việc lấy phiếu chỉ còn có ý nghĩa xác định tín nhiệm cao, vừa, hay thấp mà thôi”, bà Nga phân tích.
Đại biểu Lê Thị Nga |
Sau 1 năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt có dấu hiệu đi xuống.
“Vậy thì dựa trên căn cứ thực tiễn nào, căn cứ khoa học và pháp lý nào mà Quốc hội lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu?”, đại biểu Nga đặt câu hỏi.
Việc không có quy định “không tín nhiệm” khiến cho đại biểu không có cách nào để thể hiện chính kiến của mình, nếu ghi thêm chữ “không tín nhiệm” thì phiếu trở thành không hợp lệ.
Vì vậy, đại biểu Lê Thị Nga đề xuất phải có mức phiếu “không tín nhiệm”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) nêu băn khoăn việc sửa đổi này phải chăng là đã quá lo đến sự “an toàn” cho người được lấy phiếu?
Đại biểu Dung “tha thiết đề nghị nên thể hiện hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm khi lấy phiếu. Trong trường hợp số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% mà đại biểu không từ chức thì cũng cần đưa ra chứ không chờ đợi vào đại biểu có từ chức hay không”
|
Vì vậy, đại biểu Lê Thị Nga đề xuất phải có mức phiếu “không tín nhiệm”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) nêu băn khoăn việc sửa đổi này phải chăng là đã quá lo đến sự “an toàn” cho người được lấy phiếu?
Đại biểu Dung “tha thiết đề nghị nên thể hiện hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm khi lấy phiếu. Trong trường hợp số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% mà đại biểu không từ chức thì cũng cần đưa ra chứ không chờ đợi vào đại biểu có từ chức hay không”
Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phân tích: “Lãnh đạo có tầm có tâm sẽ coi lấy phiếu là cơ hội để khắc phục khuyết điểm chứ không có gì nặng nề”. Đại biểu An nhấn mạnh, khi tiếp xúc, đa số cử tri bày tỏ mong muốn chỉ nên để 2 mức phiếu tín nhiệm.
Bà An lấy ra ví dụ: “Một vị bộ trưởng nhận được 50% phiếu tín nhiệm thấp, 50% phiếu tín nhiệm cao và một vị nhận được 1/3 phiếu tín nhiệm thấp, 1/3 phiếu tín nhiệm, 1/3 phiếu tín nhiệm cao thì tôi không biết đánh giá ai hơn ai”.
Bà An cho rằng việc lấy ra ví dụ trên để chứng minh cho đề xuất chỉ nên để 2 mức tín nhiệm. Quan điểm này cũng được đại biểu Chu Sơn Hà, Trịnh Thế Khiết ủng hộ trong phát biểu tại hội trường.
Một nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần
Bà An lấy ra ví dụ: “Một vị bộ trưởng nhận được 50% phiếu tín nhiệm thấp, 50% phiếu tín nhiệm cao và một vị nhận được 1/3 phiếu tín nhiệm thấp, 1/3 phiếu tín nhiệm, 1/3 phiếu tín nhiệm cao thì tôi không biết đánh giá ai hơn ai”.
Bà An cho rằng việc lấy ra ví dụ trên để chứng minh cho đề xuất chỉ nên để 2 mức tín nhiệm. Quan điểm này cũng được đại biểu Chu Sơn Hà, Trịnh Thế Khiết ủng hộ trong phát biểu tại hội trường.
Một nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần
Góp ý về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) phản ánh rất đông cử tri đề nghị mỗi nhiệm kỳ nên lấy phiếu tín nhiệm 2 lần.
Lần thứ nhất là cuối năm thứ 2 và lần thứ 2 là cuối năm thứ 4. Thời gian này đủ để các vị là đối tượng lấy phiếu tín nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Lấy phiếu tín nhiệm lần 2 tương tự như cuộc tái giám sát ở các cuộc giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội. Lần thứ nhất lấy phiếu tín nhiệm, lần thứ 2 tái giám sát để xem các vị đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, chuyển biến như thế nào.
Đại biểu Chu Sơn Hà phân tích, thời điểm cuối năm thứ 2, các vị được lấy phiếu tín nhiệm đã đủ thời gian để nắm bắt công việc và thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội giao.
Lần thứ nhất là cuối năm thứ 2 và lần thứ 2 là cuối năm thứ 4. Thời gian này đủ để các vị là đối tượng lấy phiếu tín nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Đại biểu Chu Sơn Hà |
Lấy phiếu tín nhiệm lần 2 tương tự như cuộc tái giám sát ở các cuộc giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội. Lần thứ nhất lấy phiếu tín nhiệm, lần thứ 2 tái giám sát để xem các vị đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, chuyển biến như thế nào.
Đại biểu Chu Sơn Hà phân tích, thời điểm cuối năm thứ 2, các vị được lấy phiếu tín nhiệm đã đủ thời gian để nắm bắt công việc và thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội giao.
Thời gian 2 năm tiếp theo căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ thông qua lấy phiếu tín nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, để khắc phục, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ.
“Lấy phiếu tín nhiệm năm thứ 4 để lấy kết quả phục vụ cho đại hội Đảng các cấp. Đây là một kênh quan trọng để người dân căn cứ vào đây để đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ để kiện toàn cấp uỷ và hệ thống chính trị”, đại biểu Chu Sơn Hà phân tích.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) cũng cho rằng việc duy trì hai lần lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ là hoàn toàn phù hợp.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết theo hướng trong nhiệm kỳ lấy phiếu 2 lần vào cuối năm thứ 2 và năm thứ 4.
“Lấy phiếu tín nhiệm 2 lần/nhiệm kỳ sẽ thúc đẩy trách nhiệm của các đồng chí khi giữ các vị trí, trọng trách đó”, đại biểu Trịnh Thế Khiết nói.
Phạm Thịnh“Lấy phiếu tín nhiệm năm thứ 4 để lấy kết quả phục vụ cho đại hội Đảng các cấp. Đây là một kênh quan trọng để người dân căn cứ vào đây để đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ để kiện toàn cấp uỷ và hệ thống chính trị”, đại biểu Chu Sơn Hà phân tích.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) cũng cho rằng việc duy trì hai lần lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ là hoàn toàn phù hợp.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết theo hướng trong nhiệm kỳ lấy phiếu 2 lần vào cuối năm thứ 2 và năm thứ 4.
“Lấy phiếu tín nhiệm 2 lần/nhiệm kỳ sẽ thúc đẩy trách nhiệm của các đồng chí khi giữ các vị trí, trọng trách đó”, đại biểu Trịnh Thế Khiết nói.
Bình luận