Cái danh đội tuyển không còn khiến các cầu thủ mặn mà, thậm chí đã có trường hợp… giả điếc để khỏi tập trung.
Bây giờ đến chuyện của Công Vinh. Vinh từng được đặc cách từ Nhật Bản sang thẳng Uzbekistan để thi đấu. Cầu thủ này mất một hành trình dài từ Nhật qua Hàn Quốc rồi mới tới Uzbekistan. Điều đáng tiếc là thời gian gấp gáp, Công Vinh gần như không thể hiện được nhiều. Chuyến đi ấy thành kỷ niệm đáng quên của Công Vinh.
Ở trận lượt về này, HLV Nguyễn Văn Sỹ nhận định “sẽ đòi nợ” với Uzbekistan nhưng điều khá lạ là HLV này chỉ gọi thêm… thủ môn (tức là tăng cường thủ) mà không thấy gọi thêm tiền đạo.
Lý do không có tên Công Vinh là do cầu thủ này đang chấn thương nhưng có lẽ quan trọng hơn, bằng cách nào đó, Vinh được “miễn” về khoác áo ĐT mà tiếp tục ở lại Nhật để thi đấu, hoặc đi… tiếp thị sản phẩm liên quan đến đội bóng này.
Hội chứng né tuyển
Lâu nay có một hội chứng, là chứng “né tuyển”. Ai cũng biết lên tuyển là vinh dự, nhưng điều này dường như chỉ đúng với cầu thủ trẻ còn những cầu thủ thành danh thì ngại. Ngại vì lên tuyển phải luyện tập, thi đấu nặng nề mà… tiền công thì hầu như không có. Hơn nữa khả năng thi đấu ở tuyển thì chấn thương khá cao - điều mà người ta vẫn gọi là virus FIFA.
Chính vì thế, VFF còn có những quy định về kỷ luật những cầu thủ không chấp hành quyết định gọi lên ĐT.
Điều 74 của Quy định về kỷ luật của VFF có ghi: Tổ chức, tập thể, cá nhân không chấp hành lệnh triệu tập hoặc cản trở người khác thực hiện lệnh triệu tập vào ĐTQG dưới mọi cấp độ và lứa tuổi; trong thời gian tập trung ĐT không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật trả về sẽ bị xử lý như sau: Đối với CLB: Khiển trách hoặc cảnh cáo và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Với cầu thủ: Đối với giải giao hữu quốc tế: Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng và bị cấm tham gia các giải do VFF, đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 3 tháng đến 9 tháng. Đối với giải thi đấu quốc tế chính thức: Bị phạt tiền tối thiểu 20.000.000 đồng và bị cấm tham gia các giải do VFF, đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm...
Quy định thì hoành tráng như vậy nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ cầu thủ nào bị phạt vì tội không chấp hành lệnh lên tuyển của VFF. Bởi thế nhiều người không ngạc nhiên khi câu chuyện trốn tuyển chỉ là báo đau, hoặc một cú điện thoại xin trước HLV trưởng trước khi lên danh sách.
Và nó cũng cho thấy các cầu thủ dường như chỉ có trách nhiệm nếu ĐT thi đấu ở một giải mà khả năng có thành tích cao. Trong khi đó ĐT lần này, thua cả 3 trận coi như bị loại nên hội chứng trốn tuyển xem ra còn dài dài.
Trước khi ĐT Việt Nam lên đường sang Qatar rồi từ đó sang thẳng Uzbekistan thì thủ môn Dương Hồng Sơn xin rút lui. Lúc thì kêu chấn thương, sau thì cầu thủ này bị chứng “điếc đột ngột”. Bác sỹ của ĐT xác nhận: “Bệnh điếc đột ngột có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tắc mạch. Chúng tôi vẫn cần phải chờ kết luận và sự chữa trị của bác sĩ để biết khi nào thủ môn Dương Hồng Sơn có thể bình phục”.
Chấn thương gân cơ thì có thể thăm khám, chứ đã “điếc” rồi thì chịu. Người ta nói “điếc không sợ súng”, súng đã không sợ thì ngại gì quy định của VFF?
Thủ thành Dương Hồng Sơn không lên tuyển do "điếc đột ngột" |
Bây giờ đến chuyện của Công Vinh. Vinh từng được đặc cách từ Nhật Bản sang thẳng Uzbekistan để thi đấu. Cầu thủ này mất một hành trình dài từ Nhật qua Hàn Quốc rồi mới tới Uzbekistan. Điều đáng tiếc là thời gian gấp gáp, Công Vinh gần như không thể hiện được nhiều. Chuyến đi ấy thành kỷ niệm đáng quên của Công Vinh.
Ở trận lượt về này, HLV Nguyễn Văn Sỹ nhận định “sẽ đòi nợ” với Uzbekistan nhưng điều khá lạ là HLV này chỉ gọi thêm… thủ môn (tức là tăng cường thủ) mà không thấy gọi thêm tiền đạo.
Lý do không có tên Công Vinh là do cầu thủ này đang chấn thương nhưng có lẽ quan trọng hơn, bằng cách nào đó, Vinh được “miễn” về khoác áo ĐT mà tiếp tục ở lại Nhật để thi đấu, hoặc đi… tiếp thị sản phẩm liên quan đến đội bóng này.
Hội chứng né tuyển
Lâu nay có một hội chứng, là chứng “né tuyển”. Ai cũng biết lên tuyển là vinh dự, nhưng điều này dường như chỉ đúng với cầu thủ trẻ còn những cầu thủ thành danh thì ngại. Ngại vì lên tuyển phải luyện tập, thi đấu nặng nề mà… tiền công thì hầu như không có. Hơn nữa khả năng thi đấu ở tuyển thì chấn thương khá cao - điều mà người ta vẫn gọi là virus FIFA.
Công Vinh tập luyện ở Nhật |
Chính vì thế, VFF còn có những quy định về kỷ luật những cầu thủ không chấp hành quyết định gọi lên ĐT.
Điều 74 của Quy định về kỷ luật của VFF có ghi: Tổ chức, tập thể, cá nhân không chấp hành lệnh triệu tập hoặc cản trở người khác thực hiện lệnh triệu tập vào ĐTQG dưới mọi cấp độ và lứa tuổi; trong thời gian tập trung ĐT không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật trả về sẽ bị xử lý như sau: Đối với CLB: Khiển trách hoặc cảnh cáo và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Với cầu thủ: Đối với giải giao hữu quốc tế: Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng và bị cấm tham gia các giải do VFF, đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 3 tháng đến 9 tháng. Đối với giải thi đấu quốc tế chính thức: Bị phạt tiền tối thiểu 20.000.000 đồng và bị cấm tham gia các giải do VFF, đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm...
Quy định thì hoành tráng như vậy nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ cầu thủ nào bị phạt vì tội không chấp hành lệnh lên tuyển của VFF. Bởi thế nhiều người không ngạc nhiên khi câu chuyện trốn tuyển chỉ là báo đau, hoặc một cú điện thoại xin trước HLV trưởng trước khi lên danh sách.
Và nó cũng cho thấy các cầu thủ dường như chỉ có trách nhiệm nếu ĐT thi đấu ở một giải mà khả năng có thành tích cao. Trong khi đó ĐT lần này, thua cả 3 trận coi như bị loại nên hội chứng trốn tuyển xem ra còn dài dài.
Theo BĐTC
Bình luận