Bắp là thức ăn muôn đời của nhân loại. Đâu đâu bắp cũng được ưa chuộng vì ngon mà lại rẻ. Gần đây, khoa học đã chứng minh trong trái bắp chứa hơn 80 chất có lợi, gồm chất xơ, vitamin, khoáng tố, protit, đường, tinh bột, các chất chống oxy hoá và dầu béo.
Chống táo bón và các bệnh đường ruột vì bắp là một nguồn chất xơ: mỗi trái bắp có thể cung cấp 23% lượng chất xơ mỗi ngày, có lợi cho những người hay bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa các bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết, giúp ổn định đường huyết, điều hoà cholesterol và chống béo phì.
Giúp sáng mắt: loại bắp vàng và đỏ chứa nhiều vitamin A (beta carotene) lợi cho mắt, đặc biệt có hai chất giúp chống bệnh thoái hoá hoàng điểm gây mù ở người lớn tuổi là lutein và zeaxanthin. Nó còn giúp bảo vệ mắt chống lại các bệnh cấp tính và mạn tính, gia tăng thị lực. Trong bắp xanh và tím còn chứa hợp chất anthocyanin là chất chống ung thư cao.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: chất lutein trong bắp giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và phòng ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Bắp góp phần xây dựng một quả tim khoẻ mạnh không chỉ nhờ hàm lượng chất xơ cao mà còn nhờ các chất như folate (giúp bảo vệ thành mạch), niacin (vitamin B3), magnesium. Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trái bắp cung cấp khoảng 19% lượng axít folic, folate và 18,9% lượng niacin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Bảo vệ thai phụ, người thiếu máu: axít folic trong bắp là một chất rất tốt cho sản phụ vì giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh thai nhi, tốt cả cho người thiếu máu. Vitamin C trong bắp giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và phòng chống các bệnh cảm cúm thông thường.
Chống stress, suy giảm trí nhớ: bắp chứa nhiều vitamin B1, B3 và B5 giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng trầm cảm, hay quên cũng như dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Một chén bắp có thể cung cấp 32,7% lượng vitamin B1 mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngoài các chất kể trên, bắp còn chứa nhiều vitamin E và chất béo lecithin có vai trò bảo vệ vỏ bọc thần kinh. Dầu bắp chứa các chất béo chưa no nên rất tốt cho sức khoẻ tim mạch vì không tạo thành cholesterol. Vitamin E chiếm khoảng 15% trong dầu bắp, nhiều hơn cả dầu ôliu và là một chất chống oxy hoá rất tốt, góp phần tăng vẻ tươi nhuận cho da, điều hoà hệ nội tiết ở phụ nữ và chống rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
Nguyên hạt tốt hơn nấu sữa
Nếu tự chế biến sữa bắp tại nhà, cần chú ý khi đun phải quậy liền tay, không nên để lửa lớn và vừa sôi thì tắt bếp. Chỉ có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh hai ngày. Nhiều nơi khi chế biến có gia thêm các chất bảo quản để giữ được lâu hơn.
Bắp luộc hoặc hấp là dễ ăn nhất, công nhân, học sinh thường thích ăn sáng với xôi bắp vừa ngon vừa rẻ, ngoài ra các món bắp rang bơ, bắp xào tôm, chè bắp... đều dễ ăn, hấp dẫn khẩu vị.
Những năm gần đây, xuất hiện thêm món “sữa bắp”. Sữa bắp dễ làm nên nhiều người có thể tự tay chế biến ở nhà, cách nấu cũng gần giống như nấu sữa đậu nành. Sữa bắp dễ uống và thơm ngon, bổ dưỡng, không chứa cholesterol và nguyên liệu dễ tìm lại rẻ. Sữa bắp không có lactose nên không có mùi hôi như sữa bò. Sữa bắp từng được quảng cáo rộng rãi ở Thái Lan trong năm 1998, như một thức uống bổ dưỡng và có khả năng chống lão hoá tế bào.
Sữa bắp tốt cho sức khoẻ, nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng, có mười điều cần cân nhắc cho những người kiên trì uống sữa bắp ngọt mỗi ngày: dễ béo phì, dễ sâu răng, tăng đường huyết, tăng lượng cholesterol và triglyceride, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, thiếu máu, suy giảm sức đề kháng, chán ăn, mệt mỏi, tăng sự dung nạp (không thể cắt giảm được).
Theo những chuyên gia ủng hộ sử dụng ngũ cốc trong các bữa ăn, sử dụng bắp ở dạng nguyên hạt là thích hợp nhất, vì nó chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi. Còn sữa bắp đã bị loại bỏ một phần chất dinh dưỡng, xơ và vitamin, vì vậy chỉ nên thỉnh thoảng vài ngày uống một ly sữa bắp (200ml).
Theo DS Lê Kim Phụng/ Dinhduong
Chống táo bón và các bệnh đường ruột vì bắp là một nguồn chất xơ: mỗi trái bắp có thể cung cấp 23% lượng chất xơ mỗi ngày, có lợi cho những người hay bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa các bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết, giúp ổn định đường huyết, điều hoà cholesterol và chống béo phì.
Giúp sáng mắt: loại bắp vàng và đỏ chứa nhiều vitamin A (beta carotene) lợi cho mắt, đặc biệt có hai chất giúp chống bệnh thoái hoá hoàng điểm gây mù ở người lớn tuổi là lutein và zeaxanthin. Nó còn giúp bảo vệ mắt chống lại các bệnh cấp tính và mạn tính, gia tăng thị lực. Trong bắp xanh và tím còn chứa hợp chất anthocyanin là chất chống ung thư cao.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: chất lutein trong bắp giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và phòng ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Bắp góp phần xây dựng một quả tim khoẻ mạnh không chỉ nhờ hàm lượng chất xơ cao mà còn nhờ các chất như folate (giúp bảo vệ thành mạch), niacin (vitamin B3), magnesium. Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trái bắp cung cấp khoảng 19% lượng axít folic, folate và 18,9% lượng niacin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Bảo vệ thai phụ, người thiếu máu: axít folic trong bắp là một chất rất tốt cho sản phụ vì giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh thai nhi, tốt cả cho người thiếu máu. Vitamin C trong bắp giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và phòng chống các bệnh cảm cúm thông thường.
Chống stress, suy giảm trí nhớ: bắp chứa nhiều vitamin B1, B3 và B5 giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng trầm cảm, hay quên cũng như dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Một chén bắp có thể cung cấp 32,7% lượng vitamin B1 mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngoài các chất kể trên, bắp còn chứa nhiều vitamin E và chất béo lecithin có vai trò bảo vệ vỏ bọc thần kinh. Dầu bắp chứa các chất béo chưa no nên rất tốt cho sức khoẻ tim mạch vì không tạo thành cholesterol. Vitamin E chiếm khoảng 15% trong dầu bắp, nhiều hơn cả dầu ôliu và là một chất chống oxy hoá rất tốt, góp phần tăng vẻ tươi nhuận cho da, điều hoà hệ nội tiết ở phụ nữ và chống rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
Nên dùng dạng hạt thường xuyên, sữa chỉ thỉnh thoảng |
Nguyên hạt tốt hơn nấu sữa
Nếu tự chế biến sữa bắp tại nhà, cần chú ý khi đun phải quậy liền tay, không nên để lửa lớn và vừa sôi thì tắt bếp. Chỉ có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh hai ngày. Nhiều nơi khi chế biến có gia thêm các chất bảo quản để giữ được lâu hơn.
Bắp luộc hoặc hấp là dễ ăn nhất, công nhân, học sinh thường thích ăn sáng với xôi bắp vừa ngon vừa rẻ, ngoài ra các món bắp rang bơ, bắp xào tôm, chè bắp... đều dễ ăn, hấp dẫn khẩu vị.
Những năm gần đây, xuất hiện thêm món “sữa bắp”. Sữa bắp dễ làm nên nhiều người có thể tự tay chế biến ở nhà, cách nấu cũng gần giống như nấu sữa đậu nành. Sữa bắp dễ uống và thơm ngon, bổ dưỡng, không chứa cholesterol và nguyên liệu dễ tìm lại rẻ. Sữa bắp không có lactose nên không có mùi hôi như sữa bò. Sữa bắp từng được quảng cáo rộng rãi ở Thái Lan trong năm 1998, như một thức uống bổ dưỡng và có khả năng chống lão hoá tế bào.
Sữa bắp tốt cho sức khoẻ, nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng, có mười điều cần cân nhắc cho những người kiên trì uống sữa bắp ngọt mỗi ngày: dễ béo phì, dễ sâu răng, tăng đường huyết, tăng lượng cholesterol và triglyceride, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, thiếu máu, suy giảm sức đề kháng, chán ăn, mệt mỏi, tăng sự dung nạp (không thể cắt giảm được).
Theo những chuyên gia ủng hộ sử dụng ngũ cốc trong các bữa ăn, sử dụng bắp ở dạng nguyên hạt là thích hợp nhất, vì nó chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi. Còn sữa bắp đã bị loại bỏ một phần chất dinh dưỡng, xơ và vitamin, vì vậy chỉ nên thỉnh thoảng vài ngày uống một ly sữa bắp (200ml).
Theo DS Lê Kim Phụng/ Dinhduong
Bình luận