Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm trên chỉ đem lại lợi ích tức thời nhưng sẽ để lại nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Cạo trọc đầu trẻ làm mất tác dụng làm mát của tóc
Những ai nghĩ rằng mùa hè cạo đầu sẽ khiến trẻ cảm thấy mát mẻ hơn sẽ phải nghĩ lại. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Tóc tự nó có khả năng giúp tản nhiệt, có chức năng điều khiển nhiệt độ cơ thể. Khi mẹ cạo đầu của trẻ, tác dụng bị suy yếu. Khi cạo trọc tóc của bé sẽ khiến nhiệt độ da đầu quá cao dẫn đến đột quỵ nhiệt.
Do đó, để làm mát đầu, bạn hãy nghĩ tới việc cắt bớt tóc để gọn gàng đầu trẻ thay vì cạo trọc đầu nhé. Bản thân việc cắt tóc ngắn vừa phải, gọn gàng vừa giúp da đầu thông thoáng, mát mẻ, vừa không gây ra nguy cơ như cao trọc đầu.
Cạo trọc đầu trẻ gây cháy nắng, sốc nhiệt da đầu
Cao tróc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ảnh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu, thậm chí gây tổn thương não.
Không phải ai cũng biết tóc có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh nắng mặt trời. Khi cạo trọc tóc của bé sẽ khiến nhiệt độ da đầu quả cao dẫn đến say nắng, đột quỵ vì sốc nhiệt.
Hãy giữ vệ sinh cho tóc trẻ, đội nón cho trẻ khi đi ra đường. Bằng cách đó, bạn đã bảo vệ được đầu trẻ tránh cháy nắng, tránh sốc nhiệt.
Cạo trọc đầu trẻ có khả năng gây nhiễm trùng
Cạo đầu cho trẻ là không tốt, đặc biệt với những em bé dưới 6 tháng tuổi. Phần thóp thở của trẻ sơ sinh thời điểm này có thể chưa hoàn toàn khép kín. Mái tóc trẻ đóng vai trò như 1 lớp bảo vệ thóp thở. Nếu mẹ cạo trọc đầu cho bé, toàn bộ mảng da đầu non nớt sẽ lộ ra và rất không an toàn.
Làn da của bé mỏng hơn rất nhiều so với người lớn và thường chỉ dày khoảng 1 mm. Các lớp biểu bì, lớp trong suốt, lớp hạt rất mỏng, phát triển chưa hoàn chỉnh. Các chức năng bảo vệ kém, sức đề kháng khám với kích thích bên ngoài. Do đó rất dễ dàng bị tổn thương do dao cạo dẫn đến dễ bị nhiễm trùng.
Cạo trọc đầu trẻ khiến trẻ dễ bị côn trùng cắn
Trẻ có lớp da mỏng và thường là đối tượng ưa thích nhất của loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài các vị trí trên cơ thể như tay chân, nếu da đầu, cổ gây bị lộ ra thì cũng là những vị trí dễ dàng bị muỗi tấn công. Do đó nếu cao trọc đầu trẻ thì bé cũng có nguy cơ bị muỗi đốt và gây bệnh như sốt xuất huyết. Ngoài ra, các loại côn trùng khác cũng có thể tấn công, như muỗi ba khoang. Chính vì vậy, bạn đừng lãng phí lớp tóc bảo vệ cho trẻ,
Cạo trọc đầu trẻ khiến tăng nguy cơ bị hói
Một điều đáng chú ý là nếu cạo trọc đầu trẻ, vi khuẩn có khả năng xâm nhập phá hủy nang tóc, gây kích ứng da đầu hoặc viêm nang lông. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển tóc sau này mà còn khiến bé có nguy cơ cao bị hói. Vậy nên sẽ chẳng ngạc nhiên nếu trong nhà bố mẹ nhiều tóc mà vẫn có em bé bị ít tóc vì thói quen không tốt của cha mẹ.
Cạo đầu không làm cho tóc dày và dài hơn
Theo các BS chuyên khoa nhi, tóc của bé dày và dài phụ thuộc vào yếu tố di truyền và dinh dưỡng trong thai kỳ. Tóc mọc dần dần trong khoảng thời gian 1 năm và dày hơn khi bé được 2 tuổi, cha mẹ không cần quá lo lắng về điều này.
Nếu tóc của bé có màu hoe vàng, mọc lưa thưa thì rất có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm, protein, vitamin... cha mẹ nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé.
Như vậy, thay vì cạo trọc đầu cho bé để bé có mái tóc dài, đen như suy nghĩ của nhiều người. Bạn hãy cho bé đi khám dinh dưỡng và bổ sung ngay các dưỡng chất thiết yếu nếu thiếu.
Đối với bé trai, chỉ cắt tóc ngắn một chút, khoảng 2 - 3cm là vừa phải. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu lỡ cạo trọc đầu cho con mẹ hãy đảm bảo đội mũ hoặc che chắn cho bé trước khi ra ngoài. Chú ý giữ cho da đầu của bé khô thoáng, giảm sự kích ứng do mồ hội tác động lên da. Vệ sinh cho da đầu bé nhẹ nhàng mỗi khi tắm hàng ngày.
Bình luận