• Zalo

Clip: ‘Thành phố nổi’ khổng lồ kỳ bí trên bầu trời Trung Quốc

VideoChủ Nhật, 18/10/2015 07:13:00 +07:00 Google News

Đoạn clip gây xôn xao ghi lại hình ảnh thành phố nổi với những tòa nhà cao ngút ẩn hiện trong mây giữa bầu trời thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

(VTC News) - Đoạn clip gây xôn xao ghi lại hình ảnh “thành phố nổi” với những tòa nhà cao ngút ẩn hiện trong mây giữa bầu trời thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hôm 7/10.
Hàng nghìn cư dân tỉnh Giang Tây và thành phố Phật Sơn (tỉnh Quảng Đông) không khỏi choáng váng khi nhìn thấy những tòa nhà cao chót vót xuất hiện mờ ảo sau những đám mây, trôi nổi trên bầu trời trong vài phút rồi biến mất.
Hình ảnh Thành phố nổi kỳ bí ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hôm 7/10
Hình ảnh 'thành phố nổi' kỳ bí ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hôm 7/10 
Nhiều người dân còn dùng camera ghi lại hình ảnh mà họ khẳng định là “thành phố nổi”, một số kênh tin tức địa phương cũng chia sẻ về hiện tượng kỳ bí này.
Nhiều người tin rằng đó là dấu hiệu cho sự tồn tại của vũ trụ song song. Những người theo thuyết âm mưu thậm chí còn suy đoán đây là kết quả thử nghiệm của dự án Blue Beam – một dự án gây tranh cãi tuyên bố rằng NASA một ngày nào đó sẽ mô phỏng cuộc xâm lược Trái Đất của người ngoài hành tinh qua hình ảnh không gian ba chiều.
Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng lại có một lý giải khác. Họ cho rằng hiện tượng này thực chất là ảo ảnh quang học có tên gọi Fata Morgana.
Fata Morgana được coi là hiện tượng ảo ảnh kì bí nhất trên thế giới. Đây là dạng ảo ảnh bóp méo hình ảnh vật thể ở khoảng cách xa, có thể nhìn thấy trên mặt đất, biển và bầu trời.
Hiện tượng thành phố nổi tương tự ở Trung Quốc vào năm 2011
Hiện tượng 'thành phố nổi' tương tự ở Trung Quốc vào năm 2011 
Nguyên nhân gây ra ảo ảnh Fata Morgana được cho là sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng khí quyển. Lớp không khí gần mặt đất tương đối lạnh trong khi các tầng khi quyển bên trên ấm hơn.
Khi chiếu qua ranh giới giữa hai lớp khí quyển có nhiệt độ khác nhau dẫn tới mật độ không khí khác nhau, ánh sáng sẽ bị bẻ cong và không truyền đi theo đường thẳng nữa.
Tuy nhiên, não bộ luôn giả định rằng ánh sáng di chuyển theo đường thẳng nên khi ánh sáng bị bẻ cong, mắt người vẫn sẽ nhìn thấy vật thể hiện ra tại vùng giao thoa nhiệt độ, dù thực tế vật thể đang ở một khu vực khác.
Trong trường hợp “thành phố nổi” ở Trung Quốc, có thể ánh sáng phản xạ từ các tòa nhà chọc trời đã bị bẻ cong khi đi qua tầng khí quyển lạnh hơn, dày hơn, kết quả là ảo ảnh mắt người nhìn thấy có vị trí cao hơn thực tế và giống như lơ lửng trên mây.

Phong Linh
Bình luận
vtcnews.vn