(VTC News) – Chính phủ đã yêu cầu dừng xuất khẩu khoáng sản thô, nhưng một công ty vẫn được tỉnh “ưu ái” xin cho xuất khẩu khi thông tin về đơn vị này đang khiến dư luận xôn xao.
Sở Công thương tỉnh Sơn La xác định: từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2011, Công ty Tuấn Đạt đã khai thác được 430 nghìn tấn. Đã xuất bán trong nước được 60 nghìn tấn; xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 83 nghìn tấn và tồn kho 30 nghìn tấn tại tỉnh Lào Cai và hơn 256 nghìn tấn tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Ngày 9/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 02, dừng xuất khẩu khoáng sản thô. Sau đó, Công ty Tuấn Đạt có văn bản báo cáo Sở Công thương tỉnh Sơn La xin xuất khẩu quặng sắt đã ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc.
Theo văn bản này, Công ty Tuấn Đạt có 23 nghìn tấn quặng đã xuất hóa đơn để làm thủ tục hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nhưng chưa xuất khẩu được do thực hiện chỉ thị 02 của Chính phủ. Công ty Tuấn Đạt xin được xuất khẩu trả nợ theo hợp đồng với khối lượng 220 nghìn tấn quặng sắt (bao gồm 23,2 nghìn tấn quặng đã xuất hóa đơn và 197 nghìn tấn theo hợp đồng đã ký).
Ngày 29/8/2012 ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ký công văn số gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương đề nghị cho Công ty Tuấn Đạt được xuất khẩu quặng tồn kho để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều nghi vấn của người dân về việc dành “ưu đãi” này của UBND tỉnh Sơn La với số lượng quặng của Công ty Tuấn Đạt. Vì theo Trưởng bản Lò Văn Loại, bản Khâu Ban 2, xã Mường Trai, huyện Mường La, Sơn La: “Ngoài việc tận thu quặng ở lòng hồ được cấp phép thì Công ty Tuấn Đạt còn tận thu ở dọc hai bên đường. Năm ngoái, khi có đoàn kiểm tra đến, công ty mới chuyển máy móc xuống chỗ được cấp phép để khai thác cho cơ quan chức năng thấy, nhưng hôm sau thì lại đưa nhân lực và máy móc để tiếp tục khai thác ở hai bên đường”.
Ông Lèo Văn Lay, Chủ tịch UBND xã Mường Trai cũng cho biết, Công ty Tuấn Đạt có tận thu khoáng sản tại lòng hồ với số lượng ít, sau đó công ty này làm đường nông thôn, gặp quặng ở đâu thì tận thu tới đó.
Công ty Tuấn Đạt trình lên cơ quan chức năng, hiện đang có hơn 23 nghìn tấn tồn trong kho của Công ty Hoàng Lan (Lào Cai) là đơn vị được Công ty Tuấn Đạt ủy thác xuất khẩu.
Ông Nguyễn Duy Nhượng, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La cho hay, cơ quan chức năng của tỉnh đã sang kho của Công ty Hoàng Lan và thấy quặng của Công ty Tuấn Đạt để chung ở đây. Mẫu quặng được xét nghiệm đúng là quặng của Sơn La.
Tuy nhiên, các biên bản về mẫu cũng như các hóa đơn cước vận tải mà Công ty Tuấn Đạt cung cấp để chứng minh công ty này đã chở 23 nghìn tấn quặng sang tỉnh Lào Cai thì Sở Công thương Sơn La lại không nắm được.
Trong khi đó, Giám đốc Công ty Hoàng Lan xác nhận số quặng của Công ty Tuấn Đạt đang ở trong kho của công ty này là 30 nghìn tấn, vênh gần 8 nghìn tấn so với thông tin mà Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La cung cấp. Toàn bộ số hàng tồn kho này nằm ở đây từ năm 2011.
Đánh giá về chất lượng quặng của Công ty Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty Hoàng Lan cho biết, hàm lượng thấp, hàng xấu, lưu huỳnh, phốt pho cao, kẹp silic nhiều. Ngay cả khi chưa cấm xuất khẩu thì phía Trung Quốc họ cũng không mặn mà, giờ rất khó bán.
Đại diện của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai cho hay, kể từ khi có chỉ thị 02 của Chính phủ thì không có doanh nghiệp nào được phép xuất khẩu quặng qua cửa khẩu. Và từ năm 2011 tới nay, Công ty Tuấn Đạt không xuất khẩu quặng qua cửa khẩu Lào Cai.
Ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho hay, một doanh nghiệp được phép tận thu quặng chỉ cần biết một chút kinh nghiệm về khai thác, có thiết bị và có vốn là có khả năng làm được.
Theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường phải chịu trách nhiệm về quy trình cấp phép và việc kiểm tra lượng quặng tồn là Sở Công thương.
Cũng như nhiều địa phương, khi thấy doanh nghiệp “kêu” khó khăn, còn tồn ít quặng đã khai thác nên tỉnh xin Chính phủ cho phép doanh nghiệp đó được xuất khẩu nốt. Nhưng đến thời điểm này, Thủ tướng cũng chưa đồng ý nên không có đơn vị nào được tự mình xuất khẩu. Nếu phát hiện Công ty nào làm sai so với những gì kiến nghị thì sẽ xử lý nghiêm.
Minh Tuấn
Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận huyện Mường La, tỉnh Sơn La có trữ lượng quặng sắt tương đối lớn. Từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho tỉnh Sơn La khai thác thu hồi khoáng sản tại khu vực này cho đến khi lòng hồ tích nước.
Đến năm 2009, UBND tỉnh Sơn La cho phép Công ty TNHH Tuấn Đạt khai thác trên phạm vi diện tích là 2 ha, ở cao độ từ 180 m-215 m vùng ngập lòng hồ thủy điện. Sản lượng khai thác ban đầu chỉ 15 nghìn tấn/năm, sau đó năm 2010 được điều chỉnh lên trên 200 nghìn tấn/năm và gia hạn giấy phép đến tháng 9/2012.
Điểm khai thác quặng của công ty Tuấn Đạt ở Mường La (Sơn La). |
Sở Công thương tỉnh Sơn La xác định: từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2011, Công ty Tuấn Đạt đã khai thác được 430 nghìn tấn. Đã xuất bán trong nước được 60 nghìn tấn; xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 83 nghìn tấn và tồn kho 30 nghìn tấn tại tỉnh Lào Cai và hơn 256 nghìn tấn tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Ngày 9/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 02, dừng xuất khẩu khoáng sản thô. Sau đó, Công ty Tuấn Đạt có văn bản báo cáo Sở Công thương tỉnh Sơn La xin xuất khẩu quặng sắt đã ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc.
Theo văn bản này, Công ty Tuấn Đạt có 23 nghìn tấn quặng đã xuất hóa đơn để làm thủ tục hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nhưng chưa xuất khẩu được do thực hiện chỉ thị 02 của Chính phủ. Công ty Tuấn Đạt xin được xuất khẩu trả nợ theo hợp đồng với khối lượng 220 nghìn tấn quặng sắt (bao gồm 23,2 nghìn tấn quặng đã xuất hóa đơn và 197 nghìn tấn theo hợp đồng đã ký).
Ngày 29/8/2012 ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ký công văn số gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương đề nghị cho Công ty Tuấn Đạt được xuất khẩu quặng tồn kho để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều nghi vấn của người dân về việc dành “ưu đãi” này của UBND tỉnh Sơn La với số lượng quặng của Công ty Tuấn Đạt. Vì theo Trưởng bản Lò Văn Loại, bản Khâu Ban 2, xã Mường Trai, huyện Mường La, Sơn La: “Ngoài việc tận thu quặng ở lòng hồ được cấp phép thì Công ty Tuấn Đạt còn tận thu ở dọc hai bên đường. Năm ngoái, khi có đoàn kiểm tra đến, công ty mới chuyển máy móc xuống chỗ được cấp phép để khai thác cho cơ quan chức năng thấy, nhưng hôm sau thì lại đưa nhân lực và máy móc để tiếp tục khai thác ở hai bên đường”.
Ông Lèo Văn Lay, Chủ tịch UBND xã Mường Trai cũng cho biết, Công ty Tuấn Đạt có tận thu khoáng sản tại lòng hồ với số lượng ít, sau đó công ty này làm đường nông thôn, gặp quặng ở đâu thì tận thu tới đó.
Công ty Tuấn Đạt trình lên cơ quan chức năng, hiện đang có hơn 23 nghìn tấn tồn trong kho của Công ty Hoàng Lan (Lào Cai) là đơn vị được Công ty Tuấn Đạt ủy thác xuất khẩu.
Ông Nguyễn Duy Nhượng, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La cho hay, cơ quan chức năng của tỉnh đã sang kho của Công ty Hoàng Lan và thấy quặng của Công ty Tuấn Đạt để chung ở đây. Mẫu quặng được xét nghiệm đúng là quặng của Sơn La.
Tuy nhiên, các biên bản về mẫu cũng như các hóa đơn cước vận tải mà Công ty Tuấn Đạt cung cấp để chứng minh công ty này đã chở 23 nghìn tấn quặng sang tỉnh Lào Cai thì Sở Công thương Sơn La lại không nắm được.
Trong khi đó, Giám đốc Công ty Hoàng Lan xác nhận số quặng của Công ty Tuấn Đạt đang ở trong kho của công ty này là 30 nghìn tấn, vênh gần 8 nghìn tấn so với thông tin mà Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La cung cấp. Toàn bộ số hàng tồn kho này nằm ở đây từ năm 2011.
Đánh giá về chất lượng quặng của Công ty Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty Hoàng Lan cho biết, hàm lượng thấp, hàng xấu, lưu huỳnh, phốt pho cao, kẹp silic nhiều. Ngay cả khi chưa cấm xuất khẩu thì phía Trung Quốc họ cũng không mặn mà, giờ rất khó bán.
Đại diện của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai cho hay, kể từ khi có chỉ thị 02 của Chính phủ thì không có doanh nghiệp nào được phép xuất khẩu quặng qua cửa khẩu. Và từ năm 2011 tới nay, Công ty Tuấn Đạt không xuất khẩu quặng qua cửa khẩu Lào Cai.
Ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho hay, một doanh nghiệp được phép tận thu quặng chỉ cần biết một chút kinh nghiệm về khai thác, có thiết bị và có vốn là có khả năng làm được.
Theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường phải chịu trách nhiệm về quy trình cấp phép và việc kiểm tra lượng quặng tồn là Sở Công thương.
Cũng như nhiều địa phương, khi thấy doanh nghiệp “kêu” khó khăn, còn tồn ít quặng đã khai thác nên tỉnh xin Chính phủ cho phép doanh nghiệp đó được xuất khẩu nốt. Nhưng đến thời điểm này, Thủ tướng cũng chưa đồng ý nên không có đơn vị nào được tự mình xuất khẩu. Nếu phát hiện Công ty nào làm sai so với những gì kiến nghị thì sẽ xử lý nghiêm.
Minh Tuấn
Bình luận