Trong số 499 trường hợp trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) có 126 đại biểu đang hoạt động, làm nhiệm vụ chuyên trách ở Trung ương (chiếm 25%), 67 đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương (chiếm 14%). Còn lại 61% đại biểu Quốc hội- tương đương 306 người đang hoạt động, làm việc ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác.
Về cơ cấu thành phần dân tộc của các đại biểu trúng cử Quốc hội khoá XV, có 82% là người dân tộc Kinh (410 người) và 18% đại biểu thuộc các dân tộc thiểu số (89 người).
Ở cơ cấu phân bố độ tuổi của các đại biểu Quốc hội, nhiệm kỳ này, các đại biểu từ 40 tuổi trở lên chiếm 91%, tương đương 452 trường hợp và đại biểu trẻ dưới 40 tuổi là 9%, tương đương 47 người. Bà Quàng Thị Nguyệt, sinh năm 1997, dân tộc Khơ Mú (tỉnh Điện Biên) trở thành đại biểu Quốc hội trẻ tuổi nhất khóa XV.
Ở nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Quốc hội, có 203 người từng là đại biểu Quốc hội khoá XIV hoặc các khoá trước đó tái đắc cử (chiếm 41). Còn lại 296 ngườilần đầu tham gia ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội (chiếm 59%)
Về tỷ lệ giới tính, trong số 499 đại biểu Quốc hội mới trúng cử khoá XV có 30% là nữ giới (tương đương 151 người) và 70% nam giới (tương đương 348 người).
Về trình độ chuyên môn của các đại biểu Quốc hội khoá XV, trên đại học: 392 người (tỷ lệ 78,55% trong tổng số người trúng cử (trong đó Tiến sĩ 144 người, Thạc sĩ 248 người); đại học 106 người (chiếm 21,24%); dưới đại học: 1 người (tỷ lệ 0,20%). Về học hàm, 12 Giáo sư và 20 Phó Giáo sư.
Bình luận