• Zalo

Bộ trưởng TN&MT: Chưa có bất cứ quy hoạch nào về đất đai ở ga Hà Nội

Kinh tếThứ Năm, 21/09/2017 08:02:00 +07:00Google News

Trao đổi về việc TP.Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về quy hoạch xây dựng lại khu vực ga Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, chưa có bất cứ quy hoạch nào về đất đai ở khu vực này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 20/9, trả lời câu hỏi đã nhận được văn bản xin ý kiến góp ý của UBND TP. Hà Nội xung quanh việc quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, trong đó ngoài các hạng mục phục vụ cho ngành đường sắt còn có các công trình trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị với các công trình cao từ 40-70 tầng hay chưa và quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào, ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh cơ quan này sẽ quan tâm tới góc độ sử dụng đất tại đây.

12

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà. (Ảnh: Phan Chính) 

Theo Bộ trưởng Hà, đến nay “chưa thấy quy hoạch gì khác” tại khu vực ga Hà Nội. Do chưa có quy hoạch đất đai tại đây nên khi được Hà Nội xin ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ dựa vào quy hoạch cụ thể về giao thông, môi trường, đất đai,… để nêu quan điểm.

Như chúng tôi đã thông tin trước đó, sau khi Hà Nội đưa ra dự kiến sẽ xây cao ốc chọc trời 40 – 70 tầng ở Ga Hà Nội, nhiều chuyên gia về quy hoạch kiến trúc đã nêu quan điểm không đồng tình với phương án này.

Trong một lần trả lời PV, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố cho rằng:

“TP.Hà Nội  đang tự vi phạm các quy định trước đây đã đề ra, vì theo quy định các công trình nội đô do chính Chủ tịch UBND Hà Nội ký tháng 4/2016, thì khu vực này được xây dựng cao nhất là 18 tầng, bây giờ lại nêu phương án xây cao ốc vượt quy định. Vậy, lãnh đạo Hà Nội tự làm thay đổi quy định của mình”.

Trước đó, theo đề xuất, ga Hà Nội sẽ được xây dựng lại thành ga trung tâm tàu khách, tàu liên vận và đường sắt đô thị.

Đồng thời, khu vực ga Hà Nội và khu phụ cận sẽ được quy hoạch xây dựng các trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị..., với các công trình cao từ 40-70 tầng.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản số 4417/UBND – ĐT xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan đối với Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000.

Mục đích của việc lập Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000 là cụ thể hóa định hướng của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011.

Tổng diện tích đất lập quy hoạch sẽ khoảng 98,1 ha; với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người).

Theo quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, do Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lập, dưới sự tư vấn của Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd. (Nhật Bản), vị trí quy hoạch sẽ thuộc địa giới hành chính các phường như Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Văn Chương, Khâm Thiên của quận Đống Đa; phường Cửa Nam của quận Hoàn Kiếm; phường Điện Biên của quận Ba Đình; phường Nguyễn Du của quận Hai Bà Trưng.

Theo quan sát của PV Nhadautu.vn tại Ga Hà Nội cho thấy nơi đây đang là một nhà ga hoạt động hiệu quả, với lưu lượng tàu hoạt động thường xuyên, nhà ga khá khang trang và hiện đại.

Dưới đây là những hình ảnh do PV ghi lại tại Ga Hà Nội:

ga 7

Phòng vé của nhà ga khá khang trang ngăn nắp

 

ga 6

 Tổng diện tích đất lập quy hoạch khu vực này sẽ khoảng 98,1 ha; với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.

 

ga 5

Bảng điện tử thông báo giờ tàu chạy.

 

ga 4

Nhà Ga sạch sẽ, được đầu tư khá nhiều thiết bị hiện đại để phục vụ hành khách.

 

ga 3

Sảnh lớn của nhà Ga trên tầng 2. 

 

Ga 2

Thang máy cuộn lên các tầng ở nhà ga Hà Nội.

 

ga 1

 Ga Hà Nội nhìn tổng thể bên ngoài mặt đường Lê Duẩn

Theo quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, do Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lập, dưới sự tư vấn của Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd. (Nhật Bản), vị trí quy hoạch sẽ thuộc địa giới hành chính các phường như Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Văn Chương, Khâm Thiên của quận Đống Đa; phường Cửa Nam của quận Hoàn Kiếm; phường Điện Biên của quận Ba Đình; phường Nguyễn Du của quận Hai Bà Trưng.

Đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và phụ cận 1/2000, Hà Nội đề xuất xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng; ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, có kết nối với các tuyến đường sắt đô thị số 3 trên phố Trần Hưng Đạo; trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hoá... của Thủ đô.

Video: Đề xuất xây cao ốc 40-70 tầng Ga Hà Nội đã nằm trên bàn Bộ GTVT

Về việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch cũng chỉ ra 9 phân vùng không gian chức năng gồm khu văn hoá thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng bố cục ở phía Bắc khu đất lập quy hoạch;

Khu truyền thông cao khoảng 40-70 tầng và khu công viên bố cục ở phía Đông khu đất; Khu thương mại quốc tế; khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng, bố cục ở phía Tây Nam khu đất lập quy hoạch; Khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng; Khu ga đường sắt cao 40-70 tầng được bố trí nằm tại khu vực trung tâm của khu quy hoạch.

Đơn vị lập Đồ án này cũng đưa ra khái toán tổng nhu cầu vốn đầu tư sẽ rơi vào khoảng 23.800 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội đảm nhận nguồn vốn đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật (khoảng 700 tỷ đồng);

Chủ thể tuyến đường sắt đô thị số 3 đảm nhận nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến, nhà ga và các kết cấu ngầm của tuyến (khoảng 100 tỷ đồng); Chủ thể tuyến đường sắt đô thị số 1 đảm nhận nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến, ga Hà Nội và các công trình trong phạm vi khu đất ga Hà Nội (khoảng 3.000 tỷ đồng);

Chủ đầu tư các dự án phát triển đô thị trong phạm vi quy hoạch đảm nhận nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình dự án của mình (khoảng 20.000 tỷ đồng).

(Nguồn: Nhà Đầu Tư)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn