Proxima b, quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất - Proxima Centauri và chỉ cách Trái đất 4 năm ánh sáng.
Proxima b có kích thước lớn gấp 1,3 lần Trái đất và có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại. Đây vốn là yếu tố quan trọng để phát triển sự sống,
Trong hình ảnh mô phỏng của NASA do nghệ sỹ M. Kornmesser phác thảo, một mỏm đá nhô ra ở góc phải khuôn hình. Quả cầu nằm lơ lửng phía trên đường chân trời là Proxima Centauri.
Ngoài ra, cũng có thể quan sát hệ thống sao đôi Alpha Centauri AB trong hình ảnh này.
Proxima b được phát hiện vào năm 2016. Tất cả các quan sát về hành tinh này cho thấy nó có thể có sự sống.
"Hành tinh ở khoảng cách đủ xa với ngôi sao của nó, cho phép nhiệt độ đủ ấm để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt của nó", NASA giải thích.
Bất chấp những tiên lượng khả quan này, các chuyên gia vẫn cảnh báo về các vụ nổ sao có thể dập tắt sự sống của Proxima b.
"Hành tinh này đang bị bắn phá bởi một lượng bức xạ cao. Không rõ từ trường của nó có đủ mạnh để ngăn toàn bộ bầu khí quyển của nó không bị thổi bay hay không", Scott Gaudi, giáo sư thiên văn học tại Đại học bang Ohio (Mỹ) cho hay.
Các nhà khoa học cũng lo ngại về việc với khoảng cách 4,2 năm ánh sáng, rất khó để chúng ta có thể khám phá chi tiết về hành tinh này. Do đó, tất cả những gì có được chỉ là hình ảnh mô phỏng.
Bình luận