• Zalo

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời

Đời sốngThứ Năm, 04/02/2021 12:42:00 +07:00 Google News
(VTC News) -

Ngay từ sáng sớm, nhiều người dân TP.HCM đã mang cá chép đến các bờ sông, các ngôi chùa thả để tiễn ông Công, ông Táo về trời, cầu một năm mới bình an.

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 1

Sáng 4/2 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) rất đông người dân TP.HCM mang cá chép tới thả ở các bờ sông, các chùa để tiễn Táo quân về trời và cầu một năm ới bình an. Khác với những năm trước, năm nay tất cả những người đi thả cá đều đeo khẩu trang phòng dịch.

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 2

Tại chùa Diệu Pháp (Phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM), nhiều người mang cá chép tới đây thả tiễn ông Công, ông Táo về trời. 

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 3

Thả cá chép tiễn Táo quân về trời là truyền thống bao đời của người Việt. Theo truyền thuyết, ngày 23 tháng Chạp các Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia chủ trong một năm, để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 4

Người thả cá mong muốn những chú chép vàng không chỉ là "phương tiện" cho ông Công, ông Táo về trời mà còn mang lại may mắn và thịnh vượng cho những người đi phóng sinh.

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 5

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa) ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước. 

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 6

"Thả cá theo tục lệ của người Việt để đưa Táo quân về trời, nhưng mình cũng làm được việc tốt là phóng sanh, nên năm nào mình cũng dành đi thả cá, mong muốn điều may cho gia đình", chị Tâm (trú quận Bình Thạnh) vừa nói vừa thả những con cá của gia đình xuống sông.

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 7

Nhiều em nhỏ được bố mẹ dẫn đi thả cá, các em rất ý thức, chỉ thả cá không thả túi nilon để bảo vệ môi trường. 

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 8

Tại Chùa Diệu Pháp có thuyền chở người ra giữa sông để thả cá chép, mọi năm có việc "trên thả, dưới trích điện" bắt cá nhưng năm nay tình trạng này đã không còn. 

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 9

Ngay từ sáng, người dân khu vực Kênh Tẻ, đường Trần Xuân Soạn, Quận 7, TP.HCM cũng tấp nập đi thả cá. Ai cũng ý thức thả cá, không thả túi nilon để tránh làm ô nhiễm dòng kênh. 

Ảnh: Người Sài Gòn chấp hành đeo khẩu trang, thả cá tiễn Táo quân về trời - 10

Những người nhà gần Kênh Tẻ thì dùng chậu đựng cá để hạn chế túi nilon. Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.

THẾ QUANG - MAI THÚY
Bình luận
vtcnews.vn