Từ 4h ngày 21/2 (mùng 6 Tết), rất đông du khách có mặt tại các bến đò để chuẩn bị đi vào chùa Hương dự lễ khai hội.
Ban tổ chức cho biết, năm nay lễ hội chùa Hương 2018 là mốc quan trọng vừa kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Di tích thắng cảnh Hương Sơn vừa là dịp đón nhận bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt.
Năm nay sẽ có khoảng 4.500 đò tham gia phục vụ du khách, dự kiến đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến lễ chùa và du lịch.
Giá vé tham quan thắng cảnh năm nay là 80.000 đồng/người, giá đò xuôi dòng suối Yến là 50.000 đồng/lượt/người.
Một số du khách đi chùa Hương trước ngày khai hội đang trở về.
Du khách mua vé vào chùa.
Người dân đến sớm tranh thủ nghỉ chờ thời điểm khai hội.
Bà Nguyễn Thị Nga (45 tuổi, Hà Nội) cho biết: "Năm nào tôi cũng đi trẩy hội chùa Hương. Tôi chọn đi vào buổi đêm vì tầm này vắng, không bị ùn tắc chứ đi ban ngày sợ không chen nổi".
Sáng sớm nay, ở chùa Hương có mưa nhỏ, mưa phùn khiến việc di chuyển của người dân khó khăn hơn.
Những công nhân vệ sinh môi trường xuyên đêm làm việc đảm bảo cảnh quan khu di tích trong ngày khai hội.
Người dân chuẩn bị đồ lễ.
Lối đi xuống động Hương Tích, nơi từng được chúa Trịnh Sâm đặt tên là "Nam thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam) ken cứng người từ rạng sáng.
Rất nhiều người đến đây thành tâm cầu xin con cái, xin lộc gạo, tiền..., nhưng cũng có người chỉ muốn thưởng ngoạn thắng cảnh Hương Sơn.
Các Phật tử thành tâm khấn lễ cầu cho một năm may mắn, nhiều phúc lộc.
Trong động Hương Tích có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng chục nghìn nhũ đá với nhiều hình thù kỳ lạ như: bầu sữa mẹ, đụn gạo, đụn tiền, núi cậu, núi cô, cây vàng, cây bạc... Nhiều người chen chân hứng giọt nước được ví như từ bầu sữa mẹ chảy ra.
Họ tin rằng, nếu ai hứng được giọt sữa mẹ thì sẽ được may mắn, mạnh khỏe.
Video: Hàng nghìn người đổ về chùa Hương trước giờ khai hội
Bình luận