• Zalo

Ảnh: Lặng lẽ cuộc sống của những người làm nghề 'bắt bệnh ông trời'

Thời sựThứ Bảy, 25/02/2017 12:06:00 +07:00 Google News

Trạm khí tượng Thái Nguyên, Chợ Rã (Bắc Kạn), hay trạm thủy văn Đầu Đẳng không chỉ mỏng nhân sự mà cơ sở vật chất cũng rất thiếu thốn.

1

Mất hơn 1 tiếng đồng hồ di chuyển trên Sông Năng (1 nhánh đổ ra hồ Ba Bể) bằng xuồng (phương tiện di chuyển duy nhất ở nơi đây), đoàn công tác của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương mới đặt chân đến trạm thủy văn Đầu Đẳng.

2

Dự báo thủy văn hàng ngày, nhận định xu thế mùa mưa bão, lũ, cập nhật lưu trữ số liệu thủy văn phục vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng phục vụ sản xuất là công việc của cán bộ, công nhân viên trên trạm.

3

Trên trạm thủy văn Đầu Đẳng có 5 cán bộ (tính cả trạm trưởng) quanh năm suốt tháng làm bạn với sông nước, phục vụ thông tin thủy văn khu vực này.

4

"Cá sắt" - thuật ngữ để chỉ dụng cụ chuyên ngành của các quan trắc viên.

5

 

6

Các quan trắc viên quay ròng rọc gắn cá sắt đo độ phù sa, lưu lượng nước rồi thả xuống sông.

7

Tại trạm Đầu Đẳng không có điện, trên trạm có máy phát điện nhưng chỉ được dùng với mục đích truyền tải thông tin quan trọng. Còn lại, họ sử dụng điện thoại để báo cáo số liệu hàng ngày. Thắp đèn dầu khi trời tối.

8

Không có điện, những bữa cơm hàng ngày đều phải dùng bếp củi để nấu nướng.

9

Rửa rau, vo gạo, tắm rửa bằng nước giếng. Những nhu yếu phẩm hàng như rau, thịt, cá, gà... ngày đều được trồng và nuôi ngay trên trạm. Công việc của quan trắc viên chẳng khác nào người lính thầm lặng đong đếm những biến chuyển của trời, đất để cuộc sống người dân bình yên hơn. Hàng năm, những cán bộ trẻ vẫn tình nguyện công tác tại những trạm xa xôi, khó khăn từ hải đảo đến miền núi cao.

10

Rời trạm thủy văn Đầu Đẳng, đoàn công tác di chuyển đến trạm khí tượng Chợ Rã (tiểu khu 9, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn). Trạm đang được xây mới, trước đó, cán bộ phải làm việc trong căn nhà lụp xụp thiếu thốn đủ thứ.

11

Nơi làm việc chỉ có 2 mẹ con chị Hoàng Thị Tính (SN 1969 - làm việc từ năm 1992) và con Ma Thị Minh Thảo (SN 1994).

12

Chị Tính là trạm trưởng còn con gái vì đam mê với nghề mà theo mẹ học việc.

13

Quãng đường đi lên khu vực đặt các thiết bị khí tượng là những bậc thang đất, rất dốc.

14

Hàng ngày, Hảo cùng mẹ đi lên trạm để theo dõi cách mẹ làm việc, tìm hiểu các thiết bị, với mong muốn sau này có cơ hội vào ngành... đếm gió, tính nắng, đo mưa.

15

Hảo học cách sử dụng và đọc thông tin trên nhật quang ký.

16

Chị Tính ghi số liệu nhiệt độ, độ ẩm không khí trong ngày.

17

Chứng kiến công việc của các cán bộ ngành khí tượng thủy văn khiến chúng tôi nhớ tới truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Câu chuyện kể về cuộc sống của 1 cán bộ khí tượng, sống một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc của họ là đo gió, mưa, nắng, mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, chiến đấu. Dẫu có khó khăn, gian khổ nhưng họ luôn giữ được sự lạc quan, yêu nghề.

18

Tại trạm khí tượng tỉnh Thái Nguyên chia làm 3 ca trực trong ngày, mỗi ca 2 người làm việc trong 8 tiếng. Tuy nhiên, tổng số cán bộ, quan trắc viên chỉ có 5 người. Không chỉ thiếu hụt về nhân sự chuyên môn, vấn đề bảo vệ tài sản cũng do chính các anh chị quan trắc viên chia nhau thực hiện cả kể ngày nghỉ lẫn Lễ, Tết.

19

Nếu chỉ nhìn thoáng qua sẽ thấy công việc hàng ngày của những cán bộ công nhân viên ở các trạm, phòng thuộc khí tượng thủy văn lặng lẽ, đến mức nhàm chán. Nhưng việc quan trắc, dự báo, truyền tải thông tin lại nóng lên từng giờ bởi công việc của các anh các chị được thực hiện liên tục từng phút, từng giờ trong suốt 24 tiếng không ngừng nghỉ.

Video: Lặng lẽ cuộc sống của những người làm nghề "bắt bệnh ông trời"

(Nguồn: VOV)
Bình luận
vtcnews.vn