• Zalo

Chàng kỹ sư 9X với dự án đặc biệt thương hiệu Việt khiến cả thế giới nể phục

Giáo dục Thứ Năm, 29/06/2017 08:06:00 +07:00Google News

Tham gia một dự án công nghệ quan trọng khi vừa mới tốt nghiệp, trải qua vô số lần thất bại nhưng không bỏ cuộc, Trần Văn Thuyết và các kỹ sư Viettel đã thành công trong việc phát triển một hệ thống lõi quan trọng nhất của mạng viễn thông.

Năm 2013 sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa, Trần Văn Thuyết, 27 tuổi vào làm việc tại Viettel ở một dự án đặc biệt: Hệ thống tính cước theo thời gian thực mang thương hiệu Việt. Trước đó, chàng cựu sinh viên lớp chất lượng cao của Đại học Bách khoa Hà Nội không mấy thích thú với Viettel.

 Trần Văn Thuyết và các bạn trong nhóm "Trái tim nhà mạng".

Trong hình dung của Thuyết, đó là môi trường quân đội, quá nghiêm khắc và “phải dậy tập thể dục từ 3h sáng”. Cũng vì thế khi tình cờ có thông tin và đi phỏng vấn công việc tại Viettel, Thuyết xác định đi cho vui chứ không nghĩ mình sẽ vào đây làm việc.

Thế nhưng, câu chuyện rẽ sang một hướng khác khi cậu sinh viên mới tốt nghiệp thấy bức tranh hoàn toàn khác lúc gặp người phỏng vấn mình.

“Các anh phỏng vấn khá thoải mái, còn giới thiệu cho mình nhiều thứ về Viettel trong đó có mảng sản xuất thiết bị - điều mình rất thích”, Thuyết nhớ lại ấn tượng đầu tiên với công ty mà mình đang làm việc.

Vào Viettel, chàng cựu học sinh chuyên toán Thái Bình được bố trí ở dự án OCS (hệ thống tính cước theo thời gian thực).

“Mình học chuyên toán, vốn tính thích toán, lại được đưa vào dự án này nên thấy mình có vẻ may mắn”, Thuyết chia sẻ về cơ hội của mình tại công ty.

Biến nỗi sợ hãi thành sức mạnh

Tự nhận mình “khô khan, không biết ăn nói” nhưng khi trao đổi về dự án OCS, chàng kỹ sư 9X rất hào hứng: “Từ trước đến nay, các nhà mạng của Việt Nam đều sử dụng hệ thống tính cước của các đối tác nước ngoài. Chẳng có mấy ai nghĩ đến việc tự phát triển vì nó rất khó”.

 

Cười rất tươi khi kể về những ngày đầu tiên, Thuyết tâm sự: “Lúc đó mình cũng không hiểu vì sao việc tính cước chỉ có nhân chia mới cộng trừ mà toàn người học cao, với cả đống máy móc hiện đại mà lại khó được”.

Sau đó, khi hiểu về độ phức tạp và khó khăn của dự án, có lúc Thuyết cũng sợ. Trên thế giới, có khoảng 20 hãng có thể làm sản phẩm này nhưng cung cấp cho hàng nghìn nhà mạng trên thế giới chỉ tập trung vào vài tập đoàn lớn như Amdocs, Ericsson, Huawei...

“Chỉ một hành động của mình với hệ thống này là có thể ảnh hưởng đến hàng chục triệu người đang sử dụng các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là di động. Mà nhầm lẫn thì mình lấy đâu tiền ra mà đền. Bố mẹ ở quê thì đều nghèo”, kỹ sư 9x này tếu táo khi kể lại cảm xúc lúc hiểu việc.

Thế nhưng, “sợ là sợ vậy, nhưng khi làm thì cũng không nghĩ nhiều và cứ thế làm thôi, dù biết là khó. Và càng làm thì mình thấy nó càng quan trọng, yêu nó hơn và khao khát sở hữu, làm chủ để thay thế được các hệ thống đang dùng của nước ngoài”, Thuyết tâm sự.

Và quyết tâm của thanh niên 9x này cùng nhiều đồng nghiệp khác còn lên cao hơn khi nghe Lê Văn Hiên, Phó giám đốc VTTek kể lại chuyện với đối tác nước ngoài.

“Họ cười với vẻ mỉa mai khi nghe Viettel quyết tâm tự phát triển OCS với số kỹ sư ban đầu chỉ 20 người. Chúng tôi rất tự ái!”, Lê Văn Hiên tâm sự.

Cũng vì sự tự ái hơi mang tính dân tộc ấy mà Lê Văn Hiên, Thuyết cũng như các kỹ sư Viettel khác trong dự án OCS “lao như con thiêu thân”.

Và sau rất nhiều thử nghiệm thất bại, thử nhiều phương pháp chưa ai dùng tới, vOCS 3.0 do các kỹ sư Viettel phát triểnlà sản phẩm có dung lượng vượt tất cả các tập đoàn lớn đã phát triển và bán hệ thống này trên khắp thế giới.

Hiện tại, hệ thống OCS 3.0 của Viettel có dung lượng 24 triệu đầu số/site, trong khi các tập đoàn khác mới phát triển được tối đa là 12 triệu đầu số/site.Với việc làm chủ hoàn toàn OCS, Viettel sẽ triển khai chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nhanh hơn nhiều so với các nhà mạng khác vì đã làm chủ công nghệ.

Nguồn tin từ Viettel cho biết, đây là hệ thống tính cước duy nhất trên thế giới có khả năng thiết kế cho mỗi khách hàng một gói cước riêng biệt.

“Trái tim đi mượn sẽ không thể bằng trái tim của mình làm chủ, mà còn với dung lượng lớn hơn thì lại càng khoẻ”, Phạm Tuấn Anh – Phó giám đốc phụ trách sản phẩm OCS, người tham gia phát triển dự án từ năm 2011 nhận xét.

Video: Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên về nước thi học kỳ

Hành trình vượt qua thất bại liên tiếp

Một bước ngoặt khiến Thuyết và nhiều thành viên OCS không thể quên là năm 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm mang sản phẩm của mình đi giới thiệu với Tổng công ty đầu tư quốc tế Viettel chuẩn bị triển khai tại Cameroon. Cả nhóm rất hào hứng chờ đợi sự phản hồi về sản phẩm.Tuy nhiên, cả nhóm bị “dội một gáo nước lạnh” vì được nhận phản hồi “không đủ điều kiện để thay thế của đối tác nước ngoài”.

“Điều đó chạm vào lòng tự ái của chúng tôi khiến cả nhóm đều rất buồn. Tâm huyết bấy lâu nay đổ cả vào đó”, Thuyết chia sẻ.

Nhưng bình tâm lại, chàng kỹ sư 9x nhận xét: “Cuộc chơi này rất công bằng, sản phẩm nào tốt hơn sẽ được lựa chọn, không thể có chuyện ưu tiên người nhà”. Thuyết cùng với các đồng nghiệp quyết tâm hoàn thiện hệ thống để giành lại niềm tin từ “những người Viettel khó tính”.

Đầu năm 2015, Thuyết cùng nhóm kỹ sư tập trung nghiên cứu và cho ra mắt phiên bản 2.0, triển khai cho 8 triệu thuê bao nhưng vẫn chưa đủ sức để đấu lại sản phẩm của những tập đoàn lớn của thế giới.

 

Trong quá trình phát triển tiếp theo, Thuyết không thể nhớ mình và các đồng nghiệp đã thất bại bao nhiêu lần. Với cả nhóm “ngày hôm nay làm, nhưng mai có phải bỏ đi và làm mới là chuyện bình thường. Cái này cũng chưa ai làm bao giờ cả, mà phải dám đập đi làm lại nhiều lần, nghĩ những điều chưa ai làm thì mình mới có đột phát được”.

Một năm sau đó, khi đã đạt được nhiều “đột phá nhỏ”, nhóm của Thuyết tiếp tục cho ra mắt phiên bản 3.0 với hệ thống hoàn thiện hơn, đặc biệt mở rộng hơn với quy mô hơn 

(Nguồn: Công an nhân dân)
Chuyên đề: Tin nóng trong ngày
Bình luận
vtcnews.vn