Học hết cấp 2, Trần Văn Hưng (SN 1989) lựa chọn nuôi rắn, nuôi chim làm nghề chính và gặt hái được thành công.
Bén duyên với rắn, chim
Ai về thôn Tân Sơn 2, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cũng thầm khâm phục chí làm giàu của chàng trai Trần Văn Hưng. Học hết lớp 9, do máu mê kiếm tiền mà Hưng bỏ đi làm thợ hồ, rồi làm công nhân ở nhiều công ty… Tuy nhiên chàng trai trẻ này lại bén duyên với rắn và chim.
Hỏi về “duyên” với rắn và chim, Hưng cười, tất cả đều là do đọc trên báo chí và xem ti vi về những mô hình làm kinh tế giỏi. Vùng đất quê Hưng còn khó khăn lắm.
Đường đi lại bé bằng ngón tay, lại không có sóng điện thoại. Người nào ở khu này cũng dùng dịch vụ MCA (tin nhắn thông báo cuộc gọi nhỡ) để khi có sóng hoặc mỗi lúc ra ngoài trung tâm xã còn biết ai gọi cho mình.
Nhưng cũng chính vì thế mà mấy anh em trong khu vực Đèo Bằng (tên cũ của thôn Tân Sơn 2) này hay ngồi với nhau, kể cho nhau nghe về những mô hình nghe được, đọc được, nhìn thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chuyện nuôi chim bồ câu, Hưng kể là do đọc trên báo thấy một mô hình ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nuôi chim bồ câu lai Pháp rất kinh tế.
Hưng đã đến tận nơi và thực sự ngỡ ngàng, đam mê với cách làm giàu của ông chủ chim bồ câu nơi đây. “Mình cứ mải mê đi ngắm mô hình, nghe ông chủ nói chuyện mà quên hết cả thời gian. Rồi cứ muốn ở lại đó hàng tuần để học hỏi kinh nghiệm của họ về làm giàu”, Hưng kể. Thế là toàn bộ vốn liếng của hai vợ chồng tích cóp được, Hưng bỏ ra mua con giống hết.
Việc nuôi rắn cũng vậy, đất đai quê Hưng vốn là đất đồi núi nhưng khá ẩm thấp, rất phù hợp cho rắn phát triển. Chả thế mà người dân nơi đây thường xuyên bắt được rắn. Đủ các loại từ hổ mang cho tới cạp nong, cạp nia, rắn ráo…
Thấy bán được giá, mỗi con rắn thương phẩm cũng được khoảng 1-2 triệu đồng, là món tiền lớn với người nông dân nơi đây nên Hưng tìm kiếm nguồn cung cấp rồi tự mày mò làm chuồng, trồng cỏ, đào hang cho rắn.
Để có thời gian chăm sóc, phát triển đàn chim bồ câu, rắn, Hưng phải dậy từ sớm để cho ăn. Hằng đêm, anh phải đi đánh nhái, cóc làm thức ăn cho rắn.
Thu nhập hàng trăm triệu đồng
Cách nuôi của Hưng đơn giản nhưng phù hợp với thiên nhiên nơi đây nên những con rắn giống ban đầu phát triển khá tốt. Cho đến bây giờ, khu chăn nuôi rắn của Hưng đang có khoảng hơn 30 con rắn bố, mẹ và hơn 100 rắn con các loại.
Bắt cho chúng tôi xem những chú rắn hổ mang trâu, rắn ráo mới lớn to bằng ngón tay, Hưng nhẩm tính, với giá bán khoảng 1 triệu đồng/kg, năm nay anh đã có khoảng gần 200 triệu đồng từ những chú rắn này. Không chỉ có vậy, Hưng cũng tự mày mò ấp trứng rắn theo kỹ thuật được đăng trên mạng.
Hai lứa được ấp đã cho kết quả rất khả quan, hầu như toàn bộ số trứng rắn đều nở và phát triển tốt. Hưng không giấu được niềm tự hào sẽ có vài trăm triệu đồng từ những chú rắn này trong thời gian ngắn tới.
Tuy nhiên, số lượng rắn hiện nay vẫn còn ít so với kỳ vọng nên anh chưa có ý định bán mà tiếp tục để nhân giống trong thời gian tới.
Yếu tố khích lệ vợ chồng anh Hưng là đầu ra cho sản phẩm hiện nay rất tốt. Chim bồ câu của anh được khách đến tận nơi thu mua, cứ khoảng 40 ngày/lứa cũng được gần chục triệu đồng.
Bí thư Đoàn xã Yên Lư Dương Văn Viết cho biết, bằng sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi mà vợ chồng anh Hưng đã làm được ngôi nhà 2 tầng khang trang ở gần trung tâm xã.
Ngoài nuôi chim, rắn, Hưng đang là ông chủ của hơn 7 ha đất vườn rừng đang cho thu nhập cao như keo, thông, bạch đàn, vải thiều. Sắp tới, mô hình của anh Hưng cũng sẽ được đề nghị để các cấp bộ Đoàn hỗ trợ cho vay vốn.
“Những gương sáng dám nghĩ, dám làm như anh Hưng chính là động lực để xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi sẽ luôn bên cạnh để hỗ trợ những bạn trẻ trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương”, anh Viết khẳng định.
Theo Tiền phong
Bén duyên với rắn, chim
Ai về thôn Tân Sơn 2, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cũng thầm khâm phục chí làm giàu của chàng trai Trần Văn Hưng. Học hết lớp 9, do máu mê kiếm tiền mà Hưng bỏ đi làm thợ hồ, rồi làm công nhân ở nhiều công ty… Tuy nhiên chàng trai trẻ này lại bén duyên với rắn và chim.
Hỏi về “duyên” với rắn và chim, Hưng cười, tất cả đều là do đọc trên báo chí và xem ti vi về những mô hình làm kinh tế giỏi. Vùng đất quê Hưng còn khó khăn lắm.
Đường đi lại bé bằng ngón tay, lại không có sóng điện thoại. Người nào ở khu này cũng dùng dịch vụ MCA (tin nhắn thông báo cuộc gọi nhỡ) để khi có sóng hoặc mỗi lúc ra ngoài trung tâm xã còn biết ai gọi cho mình.
Nhưng cũng chính vì thế mà mấy anh em trong khu vực Đèo Bằng (tên cũ của thôn Tân Sơn 2) này hay ngồi với nhau, kể cho nhau nghe về những mô hình nghe được, đọc được, nhìn thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chuyện nuôi chim bồ câu, Hưng kể là do đọc trên báo thấy một mô hình ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nuôi chim bồ câu lai Pháp rất kinh tế.
Hưng đã đến tận nơi và thực sự ngỡ ngàng, đam mê với cách làm giàu của ông chủ chim bồ câu nơi đây. “Mình cứ mải mê đi ngắm mô hình, nghe ông chủ nói chuyện mà quên hết cả thời gian. Rồi cứ muốn ở lại đó hàng tuần để học hỏi kinh nghiệm của họ về làm giàu”, Hưng kể. Thế là toàn bộ vốn liếng của hai vợ chồng tích cóp được, Hưng bỏ ra mua con giống hết.
Việc nuôi rắn cũng vậy, đất đai quê Hưng vốn là đất đồi núi nhưng khá ẩm thấp, rất phù hợp cho rắn phát triển. Chả thế mà người dân nơi đây thường xuyên bắt được rắn. Đủ các loại từ hổ mang cho tới cạp nong, cạp nia, rắn ráo…
Thấy bán được giá, mỗi con rắn thương phẩm cũng được khoảng 1-2 triệu đồng, là món tiền lớn với người nông dân nơi đây nên Hưng tìm kiếm nguồn cung cấp rồi tự mày mò làm chuồng, trồng cỏ, đào hang cho rắn.
Để có thời gian chăm sóc, phát triển đàn chim bồ câu, rắn, Hưng phải dậy từ sớm để cho ăn. Hằng đêm, anh phải đi đánh nhái, cóc làm thức ăn cho rắn.
Chuồng bồ câu của Hưng |
Cách nuôi của Hưng đơn giản nhưng phù hợp với thiên nhiên nơi đây nên những con rắn giống ban đầu phát triển khá tốt. Cho đến bây giờ, khu chăn nuôi rắn của Hưng đang có khoảng hơn 30 con rắn bố, mẹ và hơn 100 rắn con các loại.
Bắt cho chúng tôi xem những chú rắn hổ mang trâu, rắn ráo mới lớn to bằng ngón tay, Hưng nhẩm tính, với giá bán khoảng 1 triệu đồng/kg, năm nay anh đã có khoảng gần 200 triệu đồng từ những chú rắn này. Không chỉ có vậy, Hưng cũng tự mày mò ấp trứng rắn theo kỹ thuật được đăng trên mạng.
Hai lứa được ấp đã cho kết quả rất khả quan, hầu như toàn bộ số trứng rắn đều nở và phát triển tốt. Hưng không giấu được niềm tự hào sẽ có vài trăm triệu đồng từ những chú rắn này trong thời gian ngắn tới.
Tuy nhiên, số lượng rắn hiện nay vẫn còn ít so với kỳ vọng nên anh chưa có ý định bán mà tiếp tục để nhân giống trong thời gian tới.
Yếu tố khích lệ vợ chồng anh Hưng là đầu ra cho sản phẩm hiện nay rất tốt. Chim bồ câu của anh được khách đến tận nơi thu mua, cứ khoảng 40 ngày/lứa cũng được gần chục triệu đồng.
Bí thư Đoàn xã Yên Lư Dương Văn Viết cho biết, bằng sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi mà vợ chồng anh Hưng đã làm được ngôi nhà 2 tầng khang trang ở gần trung tâm xã.
Ngoài nuôi chim, rắn, Hưng đang là ông chủ của hơn 7 ha đất vườn rừng đang cho thu nhập cao như keo, thông, bạch đàn, vải thiều. Sắp tới, mô hình của anh Hưng cũng sẽ được đề nghị để các cấp bộ Đoàn hỗ trợ cho vay vốn.
“Những gương sáng dám nghĩ, dám làm như anh Hưng chính là động lực để xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi sẽ luôn bên cạnh để hỗ trợ những bạn trẻ trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương”, anh Viết khẳng định.
Theo Tiền phong
Bình luận