(VTC News) - Hội đồng Khoa học Đại học Kỷ lục Thế giới đã chính thức công nhận, cấp nhiều bằng tiến sĩ danh dự 6 kỷ lục gia Việt Nam và thế giới.
Ngày 21/9, tại Khách sạn Rex (TP.HCM), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Đại học Kỷ lục thế giới đã tổ chức Lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự cho 11 Kỷ lục gia Việt Nam và Ấn Độ trong Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 26.
Sau một thời gian thẩm định, xét duyệt Giá trị nội dung kỷ lục 12 luận án Nội dung kỷ lục của Việt Nam. Hội đồng Khoa học Đại học Kỷ lục Thế giới (ĐHKLTG) đã chính thức công nhận, cấp 6 bằng Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới cho 6 kỷ lục gia Việt Nam và châu Á; 5 bằng Tiến sĩ danh dự khác cho 5 kỷ lục gia Ấn Độ và Thế giới trong năm 2013.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 1.300 kỷ lục gia đã được xác lập, hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có khoảng 400 kỷ lục gia có Giá trị nội dung kỷ lục cao cần được hệ thống, phân tích, đánh giá và thiết lập các hồ sơ về giá trị nội dung để quảng bá đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Đầu tháng 6/2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã lựa chọn và thiết lập 12 hồ sơ giá trị nội dung kỷ lục của 12 kỷ lục gia Việt Nam đề cử đến ĐHKLTG.
6 Kỷ lục gia Việt Nam
Đó là Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần (Sinh ngày 8/8/1940) với Kỷ lục "Công trình dịch thuật, hiệu đính và chú giải chữ Hán cổ lớn nhất do một người thực hiện và Công trình lớn nhất về lịch sử văn hóa Việt Nam do một người biên soạn”.
Trong đó, Bộ sách Lê Quý Đôn tuyển tập, gốm tất cả 8 tập, do NXB Giáo dục - Việt Nam phát hành và Bộ Đại Việt sử lược gồm 5 tập (NXB Giáo dục – Việt Nam). Tổng số sách biên khảo và dịnh thuật của ông là 313 cuốn. Đây là những công trình nghiên cứu dịch thuật mà ông đã bỏ ra hàng chục năm để thực hiện và đã bảo vệ thành công Giá trị nội dung kỷ lục và được trao Tiến sĩ danh dự vào ngày 3 tháng 6 năm 2013.
Trong đó, Bộ sách Lê Quý Đôn tuyển tập, gốm tất cả 8 tập, do NXB Giáo dục - Việt Nam phát hành và Bộ Đại Việt sử lược gồm 5 tập (NXB Giáo dục – Việt Nam). Tổng số sách biên khảo và dịnh thuật của ông là 313 cuốn. Đây là những công trình nghiên cứu dịch thuật mà ông đã bỏ ra hàng chục năm để thực hiện và đã bảo vệ thành công Giá trị nội dung kỷ lục và được trao Tiến sĩ danh dự vào ngày 3 tháng 6 năm 2013.
Nhà nghiên cứu võ học, Kỷ lục Việt Nam Phạm Đình Phong (Sinh ngày 18/10/1952), với Kỷ lục "Cuốn sách viết về lịch sử võ học Việt Nam đầu tiên" và đã bảo vệ thành công giá trị nội dung của mình vào ngày 3/6/2013. Khởi đầu sự nghiệp viết sách lịch sử võ học, Phạm Đình Phong đã bỏ ra 3 năm (từ năm 1997 – 2000) để viết cuốn Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc – đặc trưng Võ cổ truyền Bình Định, sau đó ông mất thêm hơn 10 năm nữa để đi khắp đất nước Việt Nam sưu tầm, đúc kết các nguồn tư liệu về võ học Việt Nam để viết cuốn Lịch sử võ học Việt Nam.
Trong suốt hơn 20 năm theo đuổi nghề đạo diễn, Nguyễn Văn Lượng đã thực thiện thành công hơn 220 bộ phim về đề tài Biển đảo và con người Việt Nam. Điều này giúp ông bảo vệ thành công nội dung thiết lập, tổ chức và thực hiện các quy trình cho những bộ phim tư liệu biển đảo có giá trị nội dung cao vào ngày 12/8/2013.
Nhà soạn nhạc, Kỷ lục gia Châu Á Lê Văn Tuấn (Sinh ngày 25/6/1953) với luận án "Quyển sách âm nhạc CROR độc đáo và sáng tạo” và đã bảo vệ thành công những giá trị nội dung kỷ lục của mình vào ngày 12/8/2013.
Âm nhạc CROR là thể loại âm nhạc mới lạ, không dùng bất cứ dấu hóa nào mà chú trọng về dấu lặng. CROR là viết tắt của 4 chữ: Clasic, Romantic, Opira và Rock. Đây là 4 dòng nhạc chính thống của thế giới. Một bản nhạc CROR phải hội đủ 4 yếu tố trên. CROR là công trình nghiên cứu, sáng tạo của Lê Văn Tuấn từ năm 1970, đến năm 2010 CROR được chính thức công diễn tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh và tại Ấn Độ năm 2012. Ông Lê Văn Tuấn hiện nay đang giữ chức vụ Tổng giám đốc Trung tâm UNESCO Khoa học nhân văn và cộng đồng tại Việt Nam.
Nhà nghiên cứu văn hóa Phật giáo, Kỷ lục Việt Nam Võ Văn Tường (Sinh ngày 31/3/1953) với luận án Nội dung kỷ lục "Người chụp ảnh, viết sách và triễn lãm hình ảnh chùa Việt Nam nhiều nhất" và đã bảo vệ thành công luận án Nội dung kỷ lục của mình vào ngày 3/6/2013. Nhà nhiếp ảnh Võ Văn Tường là người chuyên chụp ảnh các ngôi chùa ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới từ năm 1989 đến nay với hơn 1.000. 000 bức ảnh (trong đó có 3.000 ngôi chùa ở Việt Nam) và đã xuất bản nhiều ấn phẩm cao cấp về Chùa Việt Nam, phát hành trong và ngoài nước.
Kỷ lục gia Việt Nam, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo (Sinh ngày 1/7/1960 với luận án "Người Việt Nam đầu tiên đoạt nhiều giải thưởng nhất của các tổ chức sáng tạo khoa học công nghệ trên thế giới" và đã bảo vệ thành công những giá trị nội dung kỷ lục của mình vào ngày 3/6/2013.
Tất cả những thành quả giải thưởng của Hoàng Đức Thảo gồm 22 Công trình khoa học công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ cấp 15 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích), Bộ Xây dựng cấp 5 giấy chứng nhận công nghệ phù hợp áp dụng toàn quốc và xuất khẩu. 6 Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Việt Nam và 11 Giải thưởng Khoa học Thế giới.
5 Kỷ lục gia người Ấn Độ
Bên cạnh đó là 5 Kỷ lục gia Ấn Độ với các kỷ lục như Bác sĩ điều trị nhiều bệnh nhân nhất (từ năm 1993 đến nay) bác sĩ Bác sĩ Parth Sarthi Sharma (SN 1970) đã điều trị cho hơn 1.000.000 bệnh nhân, đã phát thuốc vi lượng đồng căn cho 62481 bệnh nhân tại Poojya Prithvichand, Agra, Ấn Độ ở độ tuổi 28... Thành tích của ông quan trọng vì các kỷ lục trong lĩnh vực công cộng và phục vụ nhân loại. Bản thân ông muốn làm nổi bật thành tích này để chứng minh hiệu quả và phổ biến của khoa học thay thế của thuốc vi lượng đồng căn được thiết lập, giá cả thích hợp và thuận tiện trong điều trị ở Ấn Độ.
Kỷ lục gia thế giới Sharad Gandhi (SN 1971) - Tổng Biên tập tạp chí Seven Stars Worldwide và báo Diamond City. Với các sách kỷ lục Ấn Ðộ: Giao tiếp qua biểu hiện khuôn mặt. Sách kỷ lục Limca: Sharad Gandhi, Bharat Gandhi và Kalpana Gandhi đã phát minh ra ngôn ngữ ký hiệu bằng cách chỉ dùng cử chỉ khuôn mặt để giao tiếp với nhau. Kỷ lục thế giới: Sharad Gandhi đã phát minh ra ngôn ngữ cõ thể có thể giao tiếp bằng khuôn mặt diễn đạt được 7.000 từ vựng. Ông đã nổi tiếng toàn cầu qua hơn 1.500 chương trình biểu diễn toàn thế giới...
Ông Thomas Bains - Hiệu trưởng Đại học Kỷ lục Thế giới đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam và kỷ lục gia Ấn Độ. |
Kỷ lục gia thế giới Jayesh Hinglajiya (SN 1973) Sách kỷ lục Ấn Độ 2013 là một trong 101 tài năng đứng đầu của Ấn Độ, Người đứng như bức tượng người của Mahatma Gandhi trong thời gian lâu nhất. Kỷ lục Thế giới: tập trung nhiều người mặc đồ như Mohan Das Gandhi đạt được bởi Muni Tarun Sagar và Divya Bhaskar. Sách kỷ lục Limca: Jayesh Hinglajiya của Porbandar, bang Gujarat – Đã tạo ra 4 album hình thu nhỏ trong vòng 1 năm.
Sách kỷ lục Limca: Jayesh Hinglajiya của Porbandar, bang Gujarat – đã sơn lên mình 51 màu sắc cơ thể trong 12 giờ 50 phút.
Sách kỷ lục Limca: Jayesh Hinglajiya của Porbandar, bang Gujarat – đã làm một quyển phim nhạc gồm 437 hình của Mahatma Gandhi cho thấy cuộc sống của ông từ lúc sinh ra đến khi mất. Thông điệp của ông chỉ là thông qua Shree Mahtam Gandhiji lan rộng ra toàn thế giới thông điệp mỗi con người đang cố gắng sống đem lại hòa bình và hạnh phúc cho cuộc sống chính chúng ta.
Điều đáng nói, nơi sinh của Gandhiji là Porbander và nơi sinh của Jayesh Hinglajiya cũng là Porbander. Ông Jayesh đã đạt được 21 kỷ lục và tất cả các kỷ lục đều là về chủ đề Gandhiji.
Kỷ lục gia Ấn Độ Narenbder Singh (SN 1979) với các thành tựu Sách kỷ lục Ấn Độ: lặn lâu nhất không cần Oxy; Giữ hơi thở được 1 tiếng tại đỉnh núi Everest (năm 2011); Vượt qua quảng đường xa trong 11.906,63 ngày (năm 2012); Đạp xe dưới nước, 100 mét dưới đáy biển (năm 2013). Sách kỷ lục Limca: Lặn lâu nhất không cần Oxy. Sách kỷ lục Limca: Chuyến thám hiểm lớn nhất (Từ Srinagar đến Arunachal Pradesh, 4890 km trong 35 ngày) (năm 2004). Nhóm tổ chức đầu tiên (6 người) thám hiểm đi từ Sahara Ấn Độ Pariwar đến Núi Shivling (năm 2013).
Cuối cùng là Kỷ lục gia thế giới Deepark Tewari (SN 1987), với các thành tựu Kỷ lục thế giới về tính toán nhiều số bình phương nhất trong 1 phút. Ông giữ Kỷ lục thế giới có thể ghi nhớ trên 1.500 số điện thoại. Ông là thủ quỹ của nhóm cựu sinh viên Delhi NCT. Ông là 1 trong 712 người mà ông Narendra Modi (Ứng viên Thủ tướng trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2014 tại Ấn Độ) đang được theo dõi trong Twitter.
Ông đã viết toàn bộ nội dung và quy trình thực hiện các kỷ lục trên và hướng dẫn cách thức thực hiện các giá trị nội dung phục vụ cho xã hội.
Được biết, tất cả 11 Bằng Tiến sĩ danh dự của ĐHKLTG có được những quyền lợi, sự kính trọng và đặc quyền của cá nhân sở hữu, đồng thời những giá trị nội dung có tầm nhìn và có khả năng phát triển toàn cầu sẽ được ĐHKLTG tài trợ và đầu tư tài chính để phát triển đề tài.
Phan Cường
Bình luận